Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu 0505 Giải pháp tín dụng NH đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 66 - 68)

- Tỷ trọng (%) 86.79 85.83 84.19 Tốc độ tăng của lượng khách du lịch

a/ Nguyên nhân từ phía tổ chức du lịch

3.1.1. Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch Thành phố Hà Nộ

Qua tổng kết lý luận và thực tiễn phát triển ngành du lịch Việt Nam, đối chiếu với các đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng và lịch sử truyền thống của thành phố Hà Nội, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội lần thứ XIV, luận văn xây dựng, hình thành lên hệ quan điểm về phát triển ngành du lịch Hà Nội để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch lớn, có đẳng cấp quốc tế, cụ thể như:

Quan điểm 1; Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong cơ cấu kinh tế, tương xứng với tiềm năng thế mạnh du lịch của thành phố Hà Nội.

Đây là một trong những quan điểm quan trọng mang tính định hướng mà Nghị quyết 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội lần thứ XIV đề ra: về quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cơ sở khách quan của quan điểm này là tiềm năng tài nguyên du lịch Hà Nội rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, phát triển du lịch Hà Nội phải dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, vị trí địa lý...

Quan điểm 2: Phát triển du lịch với nhiều nguồn lực, nhiều thành phần kinh tế, trong đó đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng giữ một vị trí vai trò hết sức quan trọng. Nguồn lực các thành phần kinh tế tham gia phải có sự thống nhất

quản lý của Nhà nước theo cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về du lịch.

Quan điểm phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia là sự cụ thể hóa chủ trương phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nước. Các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch phải có sự quản lý thống nhất chung của Nhà nước. Cần tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng tham gia. Mặt khác cần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch tương xứng với yêu cầu phát triển của một ngành kinh tế then chốt.

Quan điểm 3: Phát triển ngành du lịch trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế, kỹ thuật của tỉnh đồng thời đảm bảo yêu cầu về giữ gìn môi trường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.

Xuất phát từ đặc điểm: ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền đề và cơ sở cho ngành du lịch phát triển tốt là sự phát triển của các ngành liên quan như: ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ...

Việc phát triển du lịch Hà Nội không những chú ý đến lợi ích kinh tế mà còn phải đáp ứng được tốt các yêu cầu đòi hỏi về bảo vệ môi trường sinh thái, đòi hỏi về bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, mối quan hệ với các ngành kinh tế, chính trị, xã hội khác và giữa các ngành du lịch với nhau để hỗ trợ và là động lực để thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đồng thời phải đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy môi trường sinh thái, môi trường văn hóa xã hội trên địa bàn.

Quan điểm 4: Phát triển du lịch nhằm kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch với việc bảo vệ, tôn tạc các di tích

lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nhằm tạo ra và duy trì những sản phẩm du lịch độc đáo và có chất lượng cao.

Việc phát triển du lịch phải trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên kết hợp với bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh để tạo nên sức hấp dẫn, thu hút và lưu giữ du khách được lâu dài, phù hợp với khả năng và lợi thế của Hà Nội. Do đó, cần phải biết kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa dân tộc với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, lễ hội dân gian trong các dịch vụ cung cấp cho du khách. Mặt khác, phải có một đội ngũ làm du lịch duyên dáng, thanh lịch và có trình độ để đón tiếp và phục vụ du khách được đảm bảo tốt.

Một phần của tài liệu 0505 Giải pháp tín dụng NH đối với phát triển du lịch Thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 66 - 68)