Các chức năng chủ yếu của quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN môi TRƯỜNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 42)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.6 Các chức năng chủ yếu của quản trị nhân lực

Một số tác giả xác định các chức năng của quản trị nhân lực theo các hoạt động cụ thể nhƣ: Hoạch định, phân tích công việc, tuyển chọn, đào tạo, đánh giá nhân viên, khen thƣởng kỷ luật, trả lƣơng, quan hệ lao động… Với cách tiếp cận này sẽ có từ 8 đến 12 chức năng cơ bản trong mô hình quản trị nhân lực. Đại diện

cho các trƣờng phái này có Carrell,Elbert, Frend…

Ngƣợc lại, một số tác giả khác lại phân loại các hoạt động quản trị nhân lực theo một số nhóm chức năng cơ bản. Chẳng hạn theo J.Bratton và J.Gold, mô hình quản trị nhân lực có 5 chức năng cơ bản: Cán bộ, khen thƣởng, phát triển nhân viên, duy trì nhân viên và giao tế nhân sự. Còn theo David De Senzo và Stepphen Robbin, mô hình quản trị nhân lực có 4 chức năng: Khởi đầu, phát triển, động viên

và duy trì.

Tuy nhiên, để giúp các nhà quản trị có cái nhìn khái quát, logic và xác định đƣợc những nét đặc trƣng trong phong cách và phƣơng pháp thực hiện của các mô hình quản trị nhân lực, có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực theo 3 nhóm chức năng chủ yếu sau:

1.1.6.1 Nhóm chức năng thu hút nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến vấn đề đảm bảo có đủ số lƣợng nhân viên với các phẩm chất phù hợp với công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển dụng đúng ngƣời vào đúng việc, trƣớc hết doanh nghiệp cần phải căn cứ vào kế

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

hoạch sản xuất kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định đƣợc những công việc nào cần tuyển dụng thêm ngƣời. Thực hiện phân tích công việc sẽ giúp doanh nghiệp biết cần tuyển bao nhiêu nhân viên và yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với nhân viên đó nhƣ thế nào. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng (trắc nghiệm, phỏng vấn…) sẽ giúp doanh nghiệp chọn đƣợc ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng thu hút nhân lực thƣờng có các hoạt động nhƣ: Dự báo và hoạch định nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lƣu giữ và xử lý thông tin về nhân lực của doanh nghiệp.

1.1.6.2 Nhóm chức năng đào tạo phát triển nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc đƣợc giao và tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Các doanh nghiệp áp dụng chƣơng trình hƣớng nghiệp và đào tạo cho nhân viên mới nhằm xác định năng lực thực tế của nhân viên và giúp

nhân viên làm quen với công việc của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng thƣờng lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi nhu cầu sản xuất kinh doanh hay quy trình công nghệ. Nhóm chức năng

đào tạo phát triển thƣờng thực hiện các hoạt động nhƣ: Hƣớng nghiệp, đào tạo kỹ

năng thực hành cho nhân viên, huấn luyện, bồi dƣỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

1.1.6.3 Nhóm chức năng duy trì nhân lực

Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong doanh nghiệp, nó gồm hai chức năng nhỏ đó là: Kính thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Trong đó chức năng kích thích, động viên nhân viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lƣợng cao. Giao cho nhân viên những công việc mang tính thách thức cao,

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

cho nhân viên biết kết quả đánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của mỗi nhân viên đối với hoạt động doanh nghiệp. Trả lƣơng thỏa đáng và công bằng, kịp thời khen thƣởng các cá nhân có các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN môi TRƯỜNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ QUẢNG BÌNH (Trang 40 - 42)