Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN môi TRƯỜNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ QUẢNG BÌNH (Trang 35 - 40)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực của doanh nghiệp

Có thể chia ra làm 2 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực của doanh nghiệp; nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

1.1.5.1 Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến quản trị nhân lực hay còn gọi là môi trƣờng bên ngoài bao gồm các yếu tố nhƣ: Bối cảnh kinh tế, dân số và lực lƣợng lao động trong xã hội, chính sách của nhà nƣớc, văn hóa- xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh, khách hàng…

a. Bối cảnh kinh tế

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến quản trị nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất do vậy cần phát triển lao động mới, tăng cƣờng công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm ngƣời có năng lực, trình độ, buộc doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ nhƣ tăng lƣơng, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để

thu hút nhân tài.

Ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hƣớng đi xuống đòi hỏi doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì lực lƣợng lao động có tay nghề, mặt khác cần phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải cho nhân viên ngừng việc hoặc thôi việc, giảm các phúc lợi.

Ở Việt Nam từ khi áp dụng chính sách mở cửa, nhu cầu lao động tại nhiều Công ty xí nghiệp mới có chiều hƣớng gia tăng, để thu hút nhân lực, các doanh

nghiệp đã đƣa ra nhiều biện pháp nhƣ tăng lƣơng, tăng phúc lợi… rõ ràng bối cảnh

kinh tế có ảnh hƣởng lớn đến quản trị nhân lực của mỗi doanh nghiệp .

b. Dân số và lực lượng lao động trong xã hội

Lao động xã hội bao gồm những ngƣời có khả năng lao động, đang có hoặc chƣa có việc làm. Cơ cấu lao động đƣợc thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng nhƣ các nguồn lao động bổ sung… Số lƣợng và cơ cấu lao động xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp.

Nƣớc ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chƣa phát triển

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

mạnh để trở thành một nƣớc công nghiệp. Trong khi đó dân số phát triển rất nhanh, lực lƣợng lao động hàng năm cần làm việc ngày càng gia tăng. Đó cũng là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

c. Chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nƣớc hay còn gọi là môi trƣờng pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp.

d. Văn hoá - xã hội

Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, đạo đức… tạo nên lối sống văn hoá và môi trƣờng hoạt động xã hội của con ngƣời nói chung và ngƣời lao động

trong doanh nghiệp nói riêng. Chính văn hoá - xã hội tạo ra bầu môi trƣờng văn hoá

của doanh nghiệp.

Sự thay đổi các giá trị văn hoá của một nƣớc sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản trị nhân lực. Nếu quản trị nhân lực tốt sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp và ngƣợc lại.

Ví dụ nhƣ sự thay đổi thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đã gây cho các nhà quản trị một số khó khăn. Tại hầu hết các nƣớc công nghiệp phát triển, công nhân đòi hỏi giảm giờ làm việc, đƣợc nghỉ nhiều vào các dịp lễ, tết… và nhà quản trị phải giải quyết sao cho thoả đáng giữa lợi ích của ngƣời công nhân với lợi ích của doanh nghiệp.

e. Khoa học kỹ thuật

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quản trị nhân lực, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hƣởng đến quy mô, chất lƣợng và cơ cấu nhân lực tại doanh nghiệp.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị. Sự

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thay đổi này ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nhân lực của tổ chức. Các doanh nghiệp cần phải đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên của mình đáp ứng đƣợc với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không cần thiết nữa. Do đó doanh nghiệp một mặt phải đào tạo lại lực lƣợng lao động hiện tại của mình, tuyển dụng thêm những ngƣời có năng lực, mặt khác cũng phải tinh giảm, sắp xếp lại lực lƣợng lao động dƣ thừa.

f. Đối thủ cạnh tranh

Nhân lực là tài nguyên vô cùng quý giá. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để thu hút, duy trì và phát triển lực lƣợng lao động. Các doanh nghiệp đƣa ra các chính sách về nhân lực hợp lý nhƣ động viên, khuyến khích, khen thƣởng, đãi ngộ và thăng tiến… đồng thời thƣờng xuyên cải thiện môi trƣờng làm việc nhằm giữ chân ngƣời lao động trƣớc sự mời chào của các đối thủ cạnh tranh khác.

g. Khách hàng.

Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Các nhà quản trị phải đảm bảo rằng nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đảm bảo chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ. Tiêu thụ đƣợc sản phẩm, đảm bảo doanh số, lợi nhuận là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Để cho công nhân viên ý thức đƣợc điều đó, nhiệm vụ của các nhà quản lý phải biết quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

1.1.5.2 Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp

Đó là các yếu tố bên trong nội bộ doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong chủ yếu gồm: Sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách và chiến lƣợc của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc của doanh nghiệp.

a. Sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có sứ mạng và mục tiêu của riêng mình. Sứ mạng hay mục tiêu của doanh nghiệp là yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến các bộ phận chuyên

môn nhƣ sản xuất, kinh doanh, tài chính, maketing và quản trị nhân lực. Trong thực

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

tế, mỗi bộ phận phòng ban đều có mục tiêu riêng và nó đƣợc đề ra dựa trên cơ sở sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp mà mục đích chủ trƣơng mạo hiểm thƣờng sẽ thu

hút đƣợc nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy doanh nghiệp cần một môi trƣờng làm việc tốt để nuôi dƣỡng và thúc đẩy nhân viên phát huy sáng kiến. Doanh nghiệp phải đặt trọng tâm vào việc đào tạo huấn luyện nhân viên có kỹ năng, trình độ khoa học kỹ thuật cao đồng thời phải có những chính sách lƣơng bổng, phúc lợi thích hợp để duy trì và thúc đẩy các nhân viên phát huy sáng kiến cao nhất, cống hiến cho doanh nghiệp.

Ngƣợc lại, với những doanh nghiệp có chiến lƣợc kinh doanh ít mạo hiểm hơn thƣờng ít có khả năng thu hút những lao động có năng lực, sáng tạo. Mọi quyết định đều tập trung ở cấp quản trị, công nhân viên thƣờng không có hoặc ít khi đƣợc khẳng định mình với những sáng kiến mới.

b. Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp

Các chính sách của một doanh nghiệp thƣờng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề về nhân lực. Các chính sách này có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động xử lý công việc của các cấp quản lý. Ngày nay, khi bƣớc sang hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, hầu hết các doanh nghiệp đều có chính sách “mở cửa” cho phép cấp dƣới phản ánh trực tiếp các vấn đề lên các cấp cao hơn nếu không đƣợc cấp quản lý trực tiếp giải quyết. Điều đó khiến các cấp quản lý trực tiếp cố gắng giải quyết các vấn đề của cấp mình quản lý. Nhƣ vậy, chính sách là kim chỉ nam hƣớng dẫn và có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản trị nhân lực.

Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt các chiến lƣợc kinh doanh chứng tỏ rằng công tác quản trị nhân lực đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Hơn nữa, căn cứ vào chiến lƣợc kinh doanh đề ra mà các cấp quản lý xác định đƣợc nhu cầu cần phải đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ cho các bộphận nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

c. Bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp.

Bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động vào cấu

trúc chính quy tạo ra các chuẩn mực hành vi.

Nói cách khác nó bao gồm các yếu tố nhƣ triết lý và đạo đức kinh doanh, truyền thống, tập quán, thói quen, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể lao động…các yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nhân lực, vì chúng tạo nên sức mạnh tinh thần thông qua việc hình thành môi trƣờng văn hoá của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NHÂN lực tại CÔNG TY cổ PHẦN môi TRƯỜNG và PHÁT TRIỂN đô THỊ QUẢNG BÌNH (Trang 35 - 40)