Bài học đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 45 - 48)

Việt Nam

Thứ nhất: Xây dựng ý thức về QTRRTD tới từng cán bộ.

Yếu tố con nguời luôn mang lại sự thành công cho mỗi đơn vị, tập đoàn. Đây là lực luợng chính tham gia vào mọi quá trình kinh doanh của tổ chức nói chung và quá trình quản trị rủi ro nói riêng. Nhung đồng thời, đây cũng có thể là một nguồn gây ra hoặc làm gia tăng rủi ro với tổ chức. Do đó, một trong các nguyên tắc, yêu cầu của quản trị rủi ro đuợc đề cập trong Tiêu chuẩn ISO 31000 là sự tham gia của tất cả mọi nguời. Tất cả các nhân viên NH cần đuợc đào tạo để nắm vững các kiến thức hiểu biết về RRTD và QTRRTD. Các nhân viên cần xác định nguyên nhân, đánh giá rủi ro trong từng sản phẩm tín dụng, quy trình tín dụng và quản lý tín dụng.

Thứ hai: Chú ý hơn đến việc phân quyền phán quyết tín dụng

Phân quyền phán quyết tín dụng giúp tiết kiệm thời gian cũng nhu tăng tính trách nhiệm đối với các CBTD về quyết định của mình, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cho vay của họ. Nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng HSBC là một minh chứng điển hình cho việc áp dụng thành công cơ chế phân quyền này.

Thứ ba: Xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại

33

đại giúp cho các CBTD có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến KH. Ngoài ra, một hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp nâng cao chất luợng công tác phân tích, thẩm định KH, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Hệ thống CNTT cần đuợc bảo duỡng và cập nhật thuờng xuyên.

Thứ tư: NH cần hạn chế tối đa các nguyên nhân RRTD từ bên ngoài

Qua thực tiễn hoạt động cũng nhu nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tại HSBC, Viettinbank có thể thấy, có rất nhiều tác nhân từ môi truờng bên ngoài (môi truờng pháp lý, môi truờng kinh tế xã hội) biến động bất thuờng gây ra RRTD trong hoạt động cho vay KHCN của NH mà NH không thể kiểm soát đuợc. Do vậy, NH cần xây dựng các phuơng án, đua ra các tình huống để sẵn sàng đối phó cũng nhu khắc phục kịp thời hậu quả khi rủi ro xảy ra bằng cách mở rộng hệ thống kiểm soát, nâng cao chất luợng CNTT...

Trên thực tế, mặc dù các NHTM Việt Nam đã dùng hệ thống chấm điểm tín dụng để đánh giá KHCN vay vốn. Tuy nhiên, hệ thống điểm số này có quá nhiều bất cập nên không phản ánh đuợc chất luợng tín dụng KHCN. Hệ thống chấm điểm tín dụng hàm chứa quá nhiều nhuợc điểm, nhung lại là cơ sở để ra quyết định cho vay, vì thế có thể xuất hiện những truờng hợp nợ duới chuẩn. Đặc biệt, các NHTM còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động cho vay KHCN để mua BĐS hay cho vay với TSĐB là BĐS. Đây là lúc hệ thống NHTM cần nhìn nhận lại và rút ra những bài học kinh nghiệm trong củng cố khả năng QTRR nhằm huớng tới mục tiêu an toàn hiệu quả.

34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống một cách khái quát các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời nêu ra kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới. Tín dụng là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro phức tạp nhất. Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệt hại về tài chính, uy tín, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội. Từ những lý thuyết cơ bản trên, các ngân hàng phải nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị mình, nhằm lựa chọn các giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro tín dụng, đảm bảo tín dụng phát triển an toàn, bền vững.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

(BIDV) - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH III

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 45 - 48)