Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 109 - 114)

NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Do vậy:

- NHNN hàng năm nên tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa hệ thống các ngân hàng, đặc biệt là trong công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp. Điều này rất cần thiết cho mỗi ngân hàng trong việc hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vì mỗi ngân hàng đề có đặc điểm và thế mạnh riêng nên sự trao đổi, hợp tác này rất có ý nghĩa nhằm bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

- Yêu cầu các ngân hàng áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cho vay khách hàng doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở cho công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp được thực hiện khoa học, bài bản.

- Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì

rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc

hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn

như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn

của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp

về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi

mới và hiện đại hoá cac trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng

như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời. Ngoài ra, NHNN cần

phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC

không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các

công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng

hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo

92

thống kê khô khan cho các ngân hàng thương mại tham khảo.

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do

muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và

nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến

khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NIIW nên kiểm tra việc báo cáo, khai

thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo

cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu

bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

3.4.3. Đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn

Các khách hàng doanh nghiệp vay vốn cần nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án/phương án kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định do Chính phủ và các Bộ ban hành. Các Khách hàng doanh nghiệp vay vốn phải lập đầy đủ các biểu mẫu theo quy định như Bảng dự toán vốn đầu tư theo khoản mục, Bảng tính huy động vốn theo chương trình đầu tư và tiến độ thực hiện dự án, Bảng tính vốn hoạt động, Bảng tính khả năng trả nợ gốc và lãi, đồng thời phải có sự phối hợp với Ngân hàng thương mại trong suốt quá trình vay vốn ngân hàng và triển khai dự án/phương án kinh doanh.

Các Khách hàng doanh nghiệp vay vốn cần phải nhận thức đúng vai trò của Dự án/phương án kinh doanh trước khi quyết định đầu tư để có được những dự án/phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả. Các dự án/phương án kinh doanh phải được lập chính xác để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm hoạt động, tránh tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt.

Trong quá trình Ngân hàng cho vay, Khách hàng vay vốn phải phối hợp, cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng để giúp ngân hàng tiến

93

hành thẩm định thuận lợi, đảm bảo thời gian, giúp cho khách hàng sớm có kết quả từ phía ngân hàng.

Các khách hàng doanh nghiệp vay vốn cũng cần nâng cao năng lực hoạt động và uy tín đối với Ngân hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ thực tế hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với đối tuợng là khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Sở Giao dịch III - BIDV, Chuong 3 đã nghiên cứu định huớng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh Sở Giao dịch III - BIDV cũng nhu định huớng và mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại đây. Từ đó, tác giả đua ra một số giải pháp phù hợp với định huớng phát triển của ngân hàng, khắc phục những hạn chế tồn tại hiện nay nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong tuong lai. Các giải pháp này đuợc chia làm 4 nhóm chính là: Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro, nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đo luờng rủi ro, nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro và cuối cùng là nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro. Trong mỗi nhóm giải pháp tác giả có đề xuất những giải pháp cụ thể, chi tiết. Ngoài ra, Chuong 3 cũng đua ra một số kiến nghị đối với các co quan quản lý Nhà nuớc, Ngân hàng Nhà nuớc, Khách hàng là doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của chi nhánh 1 cách toàn diện.

94

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây ra những tổn thất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính vì vậy quản trị rủi ro tín dụng đuợc coi là công tác sống còn đối với các NHTM.

Luận văn “Giải pháp tăng cuờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam - Chi nhánh sở giao dịch III” đuợc xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh Sở giao dịch III cũng nhu những kinh nghiệm của bản thân tác giả trong quá trình làm công tác tín dụng. Xuyên suốt quá trình nghiên cứu thực tiễn, luận văn luôn trung thành với hệ thống lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, việc nghiên cứu hiện trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cũng nhu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong tuơng lai luôn bám sát quy trình quản trị rủi ro tín dụng thông thuờng gồm nhận diện rủi ro, đo luờng rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Qua đó, về cơ bản luận văn đã giải quyết đuợc những mục tiêu nghiên cứu ban đầu đã đề ra. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hi vọng sẽ góp phần duy trì những thành quả mà chi nhánh Sở giao dịch III đã đạt đuợc trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và khắc phục đuợc những tồn tại để công tác này đuợc hoàn thiện hơn, góp phần vào sự phát triển bền vững của chi nhánh trong tuơng lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải Hà Nội, 2009.

2. Nguyễn Quang Hiện, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, 2016.

3. PGS. TS. Nguyễn Quang Thu, Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2014.

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2009. 5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê, 2010.

6. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2013. 7. Nguyễn Đức Tú, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, 2013.

8. Trần Thị Tuyết, Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Phúc Yên, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2016.

9. Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, truờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Loan (2012): “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam'”, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2, tháng 1/2012, Hà Nội..

12. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Thị truờng Tài chính Tiền tệ, số 20 (413) phát hành tháng 10/2014.

13. Đinh Thu Hương và Phan Đăng Lưu (2014), iiHoan thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014, Hà Nội..

14. Trần Thị Minh Trang (2014), “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại NHTM Việt Nam””, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014, Hà Nội.. 15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, 2007.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN, ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 04/06/2014.

17. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch III, năm 2014 - 2016.

18. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động cho vay của Chi nhánh Sở giao dịch III, năm 2014 - 2016.

19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010.

II. Tiếng Anh

21. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Principal for the Management of Credit Risk.

22. Basel Committee on Banking Supervision (2006) Internatinal Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework - Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland Cases, Johnwiley & Son, Inc, Australia.

23. Basel Committee on Banking Supervision (2006), The IRB Use Test: Background and Implementation, Basel Committee Newsletter No.9; Bernd E. & Robert R. (2010) The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer

24. Capgemini and Efma, the 2012 World Retail Banking Report, 2012. 25. Frances X.Frei, Patrick T.Harker, Larry W.Hunter, Innovation in Retail

Banking, 1998.

26. Manabu Tsurutani, Moving forward: retail Banking gain ground, Vietnam

Financial Review, 9/4/2008.

27. Niels Peter Mols, Per Nikolaj D. Bukh, John Flohr Nielsen, Distribution channel strategies in Danish retail banking, 1999.

28. PwC’s Report, Lessons from the U.S. Retail Banking industry, 2012. 29. Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone (2004): "Effective

credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher".

30. A.Saunder - H.Lange (2012), Finacial Institutions Management - A Modern Perpective, Australia.

31.Tài liệu trên website:

32.https:fbidv.com. vn/ 33.https://www.vietinbank.vn/ 34.http://thoibaonganhang.vn/ 35.http://hou. topica.edu.vn 36.http://Thoibaotaichinhvietnam.vn/ 37.http://tapchitaichinh.vn/ 38.http://vietstock.vn/

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 109 - 114)