Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 97)

Chi nhánh Sở Giao dịch III cũng nhu tất cả các chi nhánh trong hệ thống BIDV cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ.

Xuất phát từ việc đánh giá khách hàng không nhất quán, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cá nhân, việc luu giữ kết quả đánh giá khách hàng còn mang tính cục bộ đồng thời khả năng dự báo rủi ro về khách hàng còn hạn chế, BIDV đã xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để luu giữ thông tin về khách hàng và là một công cụ để đánh giá về khách hàng một cách khách quan thông qua các bộ chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính và phi tài chính trong nhiều năm. Qua một thời gian đi vào hoạt động cho thấy đây là một công cụ hiệu quả trong công tác thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp ngân hàng có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, đó là cơ sở để nâng cao chất luợng cho vay. Song hệ thống này trong quá trình hoạt động vẫn còn chua thực sự hoàn thiện. Vì vậy, BIDV cần đầu tu nguồn nhân lực, công nghệ tin học để tiếp tục hoàn thiện hệ thống này theo huớng nhu sau:

Thứ nhất, xây dựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm cho từng đối tuợng là khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và các định chế tài chính. Trong đó đối với loại hình khách hàng doanh nghiệp cũng chia nhỏ bộ chỉ tiêu cho cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đã quan hệ tín dụng, doanh nghiệp tiềm năng chua quan hệ tín dụng với BIDV. Tiến tới toàn

81

bộ khách hàng doanh nghiệp tại BIDV đều được xếp hạng tín nhiệm.

Thứ hai, cập nhật thêm thông tin khách hàng liên tục theo quý, theo các chỉ số tài chính quan trọng như tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận.. .để có được kết quả đánh giá khách hàng cập nhật nhất, giúp quản lý rủi ro khách hàng tốt hơn.

Thứ ba, đặc biệt quan trọng là sau khi đã có xếp hạng tín dụng cho toàn bộ khách hàng tại BIDV, cần xây dựng các module báo cáo để có thể khai thác số liệu báo cáo nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý, điều hành dựa trên kho dữ liệu thông tin về khách hàng qua thời gian.

3.3.3. Nhóm giải pháp về công tác kiểm soát rủi ro

3.3.3.1. Các giải pháp về quản trị, tổ chức, điều hành hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

❖ Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Để đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng trước tiên cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Việc hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp 379/QĐ-QLTD do BIDV ban hành ngày 24/01/2013, ban hành và sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thẩm định. Theo đó, các văn bản này cần đảm bảo các nội dung:

- Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ khách hàng doanh nghiệp và Ban lãnh đạo trong việc hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng cần tách biệt bộ phận thẩm định cho vay với bộ phận ra quyết định cho vay khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch trong thẩm định.

- Quy định rõ nội dung, trình tự cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng như đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho từng phương thức, sản phẩm cho vay.

- Đưa ra các giới hạn về thời gian thẩm định trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

- Thường xuyên được cập nhật, thay đổi cho phù hợp với tình hình thị trường và các chính sách đưa ra của NHNN, các Bộ, Ban ngành liên quan.

82

❖ Xây dựng cẩm nang tín dụng cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Ngân hàng cần phải rà soát kỹ lại yêu cầu và nội dung thẩm định, để biên soạn lại một cuốn cẩm nang hướng dẫn thẩm định mang tính bắt buộc nghiêm ngặt, có phân định trách nhiệm rõ ràng. Cẩm nang tín dụng cần xây dựng các nội dung:

- Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp.

- Đưa ra những lưu ý trong việc cho vay khách hàng doanh nghiệp về pháp lý, tài sản bảo đảm, trình tự cho vay... đồng thời đúc kết những kinh nghiệm trong cho vay các đối tượng khách hàng thuộc một số ngành tiêu biểu như: Ngành Than, Dầu khí, Điện ...

- Cập nhật được toàn bộ các phương thức, sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp hiện đang áp dụng tại Ngân hàng để làm cơ sở cho cán bộ nắm bắt các sản phẩm và giới thiệu đúng sản phẩm cho vay đến từng khách hàng.

- Xây dựng một hệ thống cây văn bản pháp lý cập nhật, đang được sử dụng trong quá trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, gồm: văn bản của Chính phủ, NHNN và BIDV. Qua đó, giúp cán bộ khách hàng có thể dễ dàng sử dụng và tuân thủ các văn bản pháp luật và quy định của ngân hàng.

Sơ đồ 3.4: Mô hình xây dựng cẩm nang tín dụng

- Xây dựng mô hình tổ chức các Phòng/bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp độc lập và khoa học với đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

83

Ngân hàng cần xây dựng được mô hình tổ chức Phòng/bộ phận liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp hợp lý, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể, Ngân hàng cần mở rộng quy mô phòng khách hàng doanh nghiệp theo đối tượng cho vay thành phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn và phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tập trung phát triển khách hàng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong mỗi phòng khách hàng doanh nghiệp cần phân tách thành bộ phận hỗ trợ và bộ phận thẩm định. Khi đó, sẽ giảm bớt gánh nặng công việc và tạo sự chuyên môn hoá cho cán bộ trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, đấy mạnh phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Bộ phận ra quyết định cho vay khi đó cũng cần phân tách là bộ phận hoàn toàn độc lập với bộ phận khách hàng doanh nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp cho ngân hàng.

Ngân hàng nên bố trí bộ phận thẩm định tách riêng với bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng trong phòng khách hàng doanh nghiệp để phát huy cao nhất tính độc lập, vai trò kiểm soát trước khi ra quyết định cho vay khách hàng doanh nghiệp. Biện pháp là thành lập bộ phận thẩm định riêng, hoạt động chuyên biệt, không nên kiêm nhiệm, trực thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, lựa chọn cán bộ phù hợp, tận dụng tối đa nguồn lực. Khi đó, có thể phân công cho mỗi cán bộ thẩm định phụ trách một lĩnh vực, một ngành nghề, như vậy chất lượng thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp mới được nâng cao và hoạt động cho vay của ngân hàng mới đem lại hiệu quả.

Việc cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia và tổ chức tư vấn chuyên nghiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần cân nhắc phương án này vì bên cạnh việc tiếp cận được nguồn thông tin cập nhật, khách quan, chính xác với sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thì ngân hàng cũng phải đối mặt với nguy cơ mất đi sự bảo mật về thông tin trong hệ thống.

❖ Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khách hàng doanh nghiệp

84

Thứ nhất, về công tác tuyển dụng cán bộ khách hàng doanh nghiệp.

Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến chiến lược thu hút nhân tài ưu tiên là những chuyên gia (về kinh tế - tài chính - ngân hàng) cao cấp, những cán bộ trẻ được đào tạo theo chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng nếu cần thiết có thể lựa chọn các cán bộ tốt cử đi đào tạo nâng cao (tiến sĩ) ở nước ngoài. Do đó, mô hình tuyển chọn các cán bộ khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng cần được tiến hành một cách chặt chẽ và có sự tuyển lựa và sa thải, có sự đào tạo và thăng chức theo mô hình dưới đây.

Sơ đồ 3.5: Mô hình tuyển cán bộ cho CN SGD III-BIDV

Đối với cán bộ phòng Quản lý rủi ro, thay vì thực hiện tuyển nhân viên mới, thiếu kinh nghiệm cũng như am hiểu về hoạt động ngân hàng, CN SGD III có thể thực hiện chính sách thuyên chuyển cán bộ từ các phòng/bộ phận khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng để tiếp quản vị trí cán bộ Quản lý rủi ro và thực hiện tuyển dụng mới nhằm bổ sung cán bộ vào các vị trí vừa thuyên chuyển.

Hai là, về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khách hàng doanh nghiệp

- Ngân hàng cần tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng thẩm định cũng như các kiến thức chuyên môn về các ngành nghề kinh tế xã hội...

- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên sâu về nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp cho cán bộ khách hàng doanh nghiệp cũng như Ban lãnh đạo ngân hàng.

- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp và phổ biến các văn bản pháp lý về cho vay khách hàng doanh

85

nghiệp cho cho cán bộ khách hàng doanh nghiệp.

- Tổ chức các cuộc khảo sát thị trường, mời chuyên gia thẩm định của các tổ chức thẩm định có uy tín trong và ngoài nước về giảng dạy cho cán bộ khách hàng doanh nghiệp về việc hoàn thiện mô hình tính toán, tổ chức nghiệp vụ, hoàn thiện chỉ tiêu trong nội dung thẩm định...

- Ngân hàng cũng cần tiến hành các đợt sát hạch định kỳ thông qua hình thức thi trực tuyến với đội ngũ cán bộ khách hàng doanh nghiệp do yêu cầu về trình độ, đạo đức đối với cán bộ thẩm định rất khắt khe, đặc biệt đối với mô hình của CN SGD III đó là cán bộ khách hàng thực hiện luôn công tác thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Việc tổ chức các đợt sát hạch và kiểm tra định kỳ sẽ phần nào hạn chế rủi ro đạo đức trong cho vay khách hàng doanh nghiệp.

3.3.3.2. Các giải pháp về quy trình, cơ chế chính sách và phương thức cho vay

❖Hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp

- CN SGD III cần có giải pháp cải tiến quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả trên cơ sở những quy định của pháp luật và điều kiện hoạt động của ngân hàng, cần xác định rõ nội dung các công việc phải thực hiện, nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ phận tác nghiệp có liên quan trong ngân hàng, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong công việc.

- Xây dựng quy trình các bước cụ thể cho từng loại sản phẩm/phương thức cho vay khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thẩm định một cách cụ thể. Để xây dựng được quy trình này, ngân hàng cần chú trọng lập hồ sơ, thống kê, lưu trữ số liệu liên quan đến từng loại hình sản phẩm/phương thức cho vay khách hàng doanh nghiệp và tham khảo tài liệu, ý kiến của các ngành chuyên môn nếu cần. Thêm nữa, sau khi cho vay khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần tiếp tục theo dõi, quản lý khoản vay và có những tổng kết để có thể rút ra những đặc trưng của từng sản phẩm/phương thức cho vay khách hàng doanh nghiệp.

- Xây dựng quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tách biệt trách nhiệm thẩm định với việc ra quyết định đầu tư để đảm báo tính minh bạch, tránh tình trạng kiêm nhiệm.

86

- Thường xuyên cập nhật, đổi mới quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp cho phù hợp với diễn biến thị trường, sự thay đổi của pháp luật.

- Học hỏi quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế thông qua mời chuyên gia tư vấn, trao đổi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng.

❖ Đa dạng hóa các phương thức cho vay khách hàng doanh nghiệp

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng phong phú tuy nhiên kèm theo đó cũng là những rủi ro tiềm ẩn khó lường do vậy, ngân hàng cần không ngừng mở rộng, cải tiến các phương thức cho vay phù hợp để vừa có thể san sẻ được rủi ro mà lại có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Theo đó, CN SGD III cần thực hiện:

- Đa dạng hoá các phương thức cho vay với từng loại hình doanh nghiệp nhằm phát huy những hiệu quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại với mục đích đáp ứng đầy đủ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh dịch vụ. Cùng với phương thức cho vay trực tiếp từng lần và cho vay theo hạn mức, ngân hàng nên cho doanh nghiệp vay dưới các phương thức khác phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.

- Xây dựng phương thức cho vay riêng cho đối tượng khách hàng đặc thù như Tập đoàn Than, Dầu khí. Trong đó có thể phát triển phương thức cho vay hạn mức ngắn hạn tín chấp nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời cho doanh nghiệp, cho vay dựa trên phát hành trái phiếu, cho vay đầu tư dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc cho vay theo nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế như JICA, ADB, EIB, WB. và huy động thêm nhiều nguồn vốn mới để đẩy mạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi đồng thời phát huy được thế mạnh của mảng kinh doanh đặc thù của CN SGD III.

❖ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng

Để đảm bảo quy chế, quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại CN SGD III. Công tác này phải được tiến hành cùng các bước kiểm tra tương ứng

Kiểm soát trước Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện, cụ thể:

- Cán bộ khách hàng doanh nghiệp đã hướng dẫn đầy đủ và cụ thể các điều kiện vay vốn của Ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành chưa?

- Hồ sơ vay vốn có chắc chắn do khách hàng tự lập không? - Cán bộ khách hàng doanh nghiệp chỉ giải thích hay hướng dẫn không được làm thay.

- Bộ hồ sơ khách hàng đã đầy đủ hợp lệ chưa?

- Cán bộ khách hàng doanh nghiệp đã tiến hành điều tra, thu thập đủ thông tin cần thiết chưa?

Kiểm soát trong Giám sát thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng nghiệp vụ, sai sót về thủ tục...nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này. Việc kiểm tra nên tập trung vào:

- Cán bộ khách hàng doanh nghiệp đã thẩm định khách hàng cẩn thận chưa?

87

với các giai đoạn phát sinh cho đến Khi kết thúc quá trình cho vay khách hàng bao gồm ba giai đoạn:

Sơ đồ 3.6: Mô hình kiểm soát cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

- Dự án/phuơng án vay vốn có đuợc đánh giá kỹ luỡng không?

- Trong quá trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, Cán bộ khách hàng doanh nghiệp có những khó khăn nào cần sự phối hợp nghiệp vụ, đã có huớng giải quyết khó khăn chua? - Cán bộ khách hàng doanh nghiệp có kết hợp thẩm định cho vay trên giấy tờ với kiểm tra thực tế?

- Việc ra quyết định cho vay đã đúng thẩm quyền và đúng nhu cầu của khách hàng chua?

Kiểm soát sau Đuợc thực hiện khi nghiệp vụ cho vay khách hàng về cơ bản đã đuợc hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ giai đoạn truớc đồng thời

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w