Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 50)

tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch III giai đoạn 2014 - 2016

2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giai đoạn 2014 - 2016 đánh dấu sự phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch III trong hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra đều được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch III hoàn thành xuất sắc với những thành tích đặc biệt nổi bật như: được BIDV tặng thưởng danh hiệu Lá cờ đầu của toàn hệ thống BIDV, huân chương lao động hạng ba, huân chương lao động hạng nhì, vinh danh trên các tạp chí trong việc đóng góp vào sự phát triển đất nước.

Cụ thể, thu nhập trước thuế tăng đều qua các năm, điều này cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Sở Giao dịch III. Đặc biệt, năm 2015 được đánh giá là một năm rất khó khăn nhưng lợi nhuận trước thuế của Chi

38

nhánh Sở Giao dịch III đã đạt được con số rất ấn tượng là 486,16 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2014 và trở thành một trong những Chi nhánh có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bước sang năm 2016, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan với con số 510,47 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 5,1% so với năm 2015. Những thành tựu này đạt được phần lớn là nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên của chi nhánh trong việc đẩy mạnh công tác cấp tín dụng cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu có thể phát sinh.

Đơn vị: Tỷ đồng 520 510 500 490 480 470 460 450 440

Lợi nhuận trước thuế

M 2014 M 2015 W 2016

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của CN SGD III giai đoạn 2014 - 2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của CNSGDIII giai đoạn 2014 -2016

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

- Quy mô huy động vốn

Huy động vốn tiếp tục được coi là trọng tâm xuyên suốt hoạt động của Chi nhánh Sở Giao dịch III trong giai đoạn 2014-2016.

Tổng số dư huy động vốn của CN SGD III đến cuối năm 2016 đạt 8.753 tỷ VND, hoàn thành 109% kế hoạch của năm và tăng 6% so với năm 2015.

39

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn tại CN SGD III giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của CN SGDIII năm 2014, năm 2015, năm 2016 - Cơ cấu vốn huy động

Ngân hàng tăng cường huy động vốn bán lẻ, huy động từ khách hàng doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn huy động từ các Định chế tài chính (ĐCTC) và khách hàng doanh nghiệp. Biểu hiện là tính đến 31/12/2016 huy động vốn từ các ĐCTC đạt 5.199 tỷ đồng, tăng 1,15%, chiếm tỷ trọng 59,39% tổng vốn huy động. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 2.660 tỷ đồng, tăng 31,3% và chiếm tỷ trọng 30,38% tổng huy động vốn. Huy động dân cư đạt 895 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2015. Như vậy, tỷ trọng Huy động dân cư/Tổng huy động vốn là ở mức thấp nhất.

■ HDV từ dân cư ■ HDV từ TCKT

■ HDV từ DCTC

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 Tăng trưởng 2016 Tăng trưởng

1. Dư nợ DA TCNT 7.15

5 17.87 10% 7.300 -7%

2. Dư nợ ĐLUT 80.873 77.534 -4% 81.532 5%

3. Dư nợ Thương mại 2.52 5 4.49 6 78% 7.103 56% - Khách hàng doanh nghiệp 2.44 6 94.40 80% 7.006 59% - Khách hàng cá nhân 79 87 10% 97 11% Tổng cộng 90.553 89.90 1 95.935 Chỉ tiêu 2014 2015 2015

Dư nợ thương mại 2.525 4.496 7.103

40

2.1.2.3. Hoạt động cho vay

- Quy mô cho vay

Với vai trò là Chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam, bên cạnh tuân thủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng truởng tín dụng của NHNN, Chi nhánh Sở Giao dịch III luôn linh hoạt theo sát tình hình thị truờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Sở Giao dịch III đã xây dựng kế hoạch tăng truởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát du nợ cho từng Phòng nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh đuợc giao.

Trong những năm qua quy mô cho vay của ngân hàng cũng không ngừng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Cụ thể, tính đến 31/12/2016, du nợ cho vay đạt 95.935 tỷ đồng, tăng 6,71% so với năm 2015, tăng 5,94% so với năm 2014, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Du nợ cho vay của Chi nhánh Sở Giao dịch III là tuơng đối cao so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống chủ yếu do du nợ từ hoạt động đặc thù của Chi nhánh Sở Giao dịch III là nhận uỷ thác cho vay từ các nguồn vốn tài trợ nuớc ngoài cao.

Biểu đồ 2.4: Quy mô cho vay của SGD III giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDIII năm 2014, năm 2015, năm 2016

- Cơ cấu cho vay

Cơ cấu cho vay đuợc chia theo 3 mảng hoạt động của Chi nhánh Sở Giao dịch III gồm: cho vay Dự án Tài chính nông thôn, cho vay của Đại lý uỷ thác và cho vay Thuơng mại. Trong đó, du nợ cho vay của Khối đại lý uỷ thác đang chiếm tỷ trọng

41

cao nhất trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh Sở Giao dịch III. Dư nợ tín dụng thương mại chiếm tỉ trọng nhỏ, tương đương 7% tổng dư nợ tuy nhiên lại chỉ tập trung phần lớn vào khối khách hàng tập đoàn tổng công ty nhà nước như PVN, EVN, TKV...(chiếm 95% dư nợ tại thời điểm 31/12/2016).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây với định hướng phát triển hệ thống ngân hàng

bán lẻ và đổi mới mảng hoạt động thương mại, Chi nhánh Sở Giao dịch III đang từng bước đẩy mạnh dư nợ thương mại cho tương xứng với quy mô hoạt động của Chi nhánh.

Bảng 2.1: Cơ cấu cho vay tại CN SGD III giai đoạn 2014-2016

Khách hàng doanh nghiệp 2.446 4.409 7.006 Trong đó khách hàng Tổng công ty Nhà nước(PVN, EVN, TKV...) 2.348 4.188 6.585 Khách hàng doanh nghiệp khác 98 221 421 Khách hàng cá nhân 79 87 97

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng Giá trị Tỷ lệ

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 95.902 99.947%

2 Nợ cần chú ý 5% 51 0.053%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 0 0.000%

4 Nợ nghi ngờ 50% 0 0.000%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100% 0 0.000%

Tổng nợ 95.953 100%

Nguồn: Báo cáo nội bộ của SGDIII năm 2014, năm 2015, năm 2016

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH III

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch III

Tính đến hết 31/12/2016, theo Thống kê như trong Bảng 2.2 cho thấy, chất 42

lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại CN SGD III được kiểm soát rất tốt, không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn được kiểm soát ở mức thấp.

Bảng 2.2: xếp hạng các khoản vay tại BIDV - CN SGD III tính đến 31/12/2016

Nguồn: Báo cáo thường niên của SGDIII năm 2016

Cụ thể, từ năm 2014-2016 tại CN SGD III không phát sinh nợ xấu, chỉ phát sinh nợ

nhóm 2 trong năm 2016 là 51 tỷ đồng của Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Veam, chiếm khoảng 0,73% dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp và chiếm 0,053% tổng dư nợ tại CN SGD III. Đây là tỷ lệ rất thấp so với các chi nhánh trong cùng hệ thống BIDV và các ngân hàng khác, phản ảnh hoạt động cho vay tại CN SGD III được kiểm soát tương đối tốt, các khoản cho vay đảm bảo, có khả năng trả nợ.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở Giao dịch III

2.2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của riêng các cán bộ làm công tác tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ trong chi nhánh. Theo quy trình thì nhiệm vụ nhận diện rủi ro là công việc của bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản lý rủi ro, tuy nhiên trên thực tế công tác này chủ yếu được thực hiện bởi bộ

phận quan hệ khách hàng do đây là bộ phận làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, thu thập

thông tin, kiểm tra việc sử dụng vốn vay,... nên có khả năng phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất lợi liên quan đến khoản tín dụng. Hiện nay chi nhánh đang linh hoạt sử dụng các biện pháp nhận dạng rủi ro như phương pháp phân tích tài chính, phương pháp giao tiếp nội bộ và giao tiếp với khách hàng, nghiên cứu dữ liệu tổn thất trong quá khứ.

Chỉ tiêu phi tài chính Doanh nghiệp

nhà nuớc Doanh nghiệp cóvốn đầu tu nuớc ngoài

Doanh nghiệp khác 43

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Như đã phân tích ở trên, trong hoạt động nhận diện rủi ro báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các chỉ số tài chính hiện thời và quá khứ của khách hàng, chi nhánh có thể đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế của khách hàng trong tương lai.

Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng

Ban giám đốc cũng như các phòng ban trong chi nhánh thường xuyên có sự trao đổi thông tin với nhau. Điều này đã giúp chi nhánh kịp thời nhận diện được những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.

Giao tiếp với nội bộ khách hàng

Với mỗi khách hàng của chi nhánh, nhân viên phòng khách hàng cũng duy trì mối liên hệ thường xuyên với các bộ phận phòng ban của khách hàng. Điều này đã và đang giúp chi nhánh phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.

Nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ

Chi nhánh thường tham khảo các hồ sơ lưu trữ về những tổn thất quá khứ, những biến cố rủi ro đã xảy ra với khách hàng. Dựa trên số liệu thống kê, ban hỗ trợ và quản lý rủi ro của chi nhánh sẽ đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà khách hàng có thể phải đối mặt, từ đó phân tích một số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra rủi ro,...

2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Cũng giống như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hiện tại Chi nhánh Sở Giao dịch III sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng trong việc đo lường, đánh giá RRTD. Hiện tại, 100% khách hàng doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng với chi nhánh đều được chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của toàn hệ thống BIDV.

Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa trên khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê theo tính toán từ dữ liệu thông tin tín dụng của chi nhánh. Các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu tài

44

chính. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tuơng ứng với 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và các nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ vào tổng điểm đạt đuợc sau khi đã nhân với điểm ban đầu với trọng số để xếp loại.

Doanh nghiệp đuợc phân loại thành ba nhóm: quy mô lớn, vừa và nhỏ. Mỗi nhóm quy mô sẽ đuợc chấm điểm theo hệ thống gồm 14 chỉ tiêu tài chính tuơng ứng với 4 nhóm ngành nông - lâm - ngu nghiệp, thuơng maị dịch vụ, xây dựng, công nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời) ; nhóm chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn luu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định); nhóm chỉ tiêu cân nợ (Tổng nợ so với tổng tài sản, nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu); nhóm chỉ tiêu thu nhập (Lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình quân, lợi nhuận truớc thuế và lãi vay so với chi phí trả lãi). Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu đánh giá thuộc 5 nhóm bao gồm: Khả năng trả nợ từ luu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 2.3: Điểm trọng số chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh Sở Giao dịch III - BIDV (Theo loại hình doanh nghiệp)

Khả năng trả nợ từ luu

chuyển tiền tệ 6 7 5

Trình độ quản lý 25 20 25

Quan hệ với ngân hàng 40 40 40

Các nhân tố bên ngoài 17 17 18

Các đặc điểm hoạt động

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán

Chỉ tiêu tài chính 35 30

Chỉ tiêu phi tài chính 65 70

Nguồn: Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Sở Giao dịch III

45

Dựa trên dữ liệu thống kê về lịch sử các khoản vay tại BIDV, ý kiến của Ban lãnh đạo cũng như một số chuyên gia đầu ngành, tầm quan trọng của các nhóm yếu tố được xác định. Trong đó, yếu tố chiếm trọng số cao nhất là Quan hệ với Ngân hàng, thứ hai là Trình độ quản lý, tiếp theo sau là Các nhân tố bên ngoài, Các đặc điểm hoạt động khác và cuối cùng là Khả năng trả nợ. Sau đó, căn cứ vào kết quả thống kê lịch sử các khoản vay của các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt các khoản vay quá hạn tại BIDV, trọng số của các nhóm Yếu tố cho các loại hình doanh nghiệp được xác định lại. Sự khác biệt đáng kể xảy ra tại Nhóm yếu tố “Trình độ quản lý”, bởi qua thống kê cho thấy các khoản vay quá hạn thường xảy ra tại các doanh nghiệp nhà nước, nguyên nhân chủ yếu đến từ năng lực quản lý, điều hành hạn chế của Ban giám đốc Công ty.

Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV cũng chia khách hàng thành 2 nhóm: doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm toán với trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khác nhau.

Bảng 2.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của BIDV

Điểm xếp hạng Đánh giá xếp hạng 95-100 AAA Khả năng trả nợ đặc biệt tốt

90- 94 AA Khả năng trả nợ rất tốt 85- 89 A Khả năng trả nợ tốt 75- 84

BBB Có khả năng trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên có sự thay đổi bất lợi của các yếu tố bên ngoài có thể tác động làm suy giảm khả năng trả nợ.

70- 74

BB Có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động làm giảm khả năng trả nợ. 65-

69

B Có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ 60-

64 CCC Đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong trường hợp nhiều yếu tố bất lợi xảy ra thì có nhiều khả năng sẽ không trả được nợ 55-

59 CC Đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ 35-

54

C Đang thực hiện cac thủ tục phá sản hoặc các động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì

<35 D Mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra.

Nguồn: Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Sở Giao dịch III

Căn cứ vào tổng điểm đạt được sau Khi nhân với trọng số như đã trình bày

Một phần của tài liệu 0520 Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 50)