huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các đơn vị: Chi cục Thuế huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, Chi cục Thuế quận Long Biên thành phố Hà Nội, Chi cục Thuế thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang cho thấy công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, gian lận về thuế vẫn là một thách thức không nhỏ, nợ đọng thuế vẫn còn diễn ra. Để quản lý và khai
thác các nguồn thu phát sinh, chống thất thu cho NSNN cần tham khảo các bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ thực tế quản lý thuế của các địa phương nêu trên là:
Thứ nhất, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai công tác quản lý thuế như điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của người nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị... mặt khác thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ hai, phải tăng cường quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý được 100% các hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn, nhưng cũng cần ý thức được rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tượng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tượng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.
Thứ ba, thực hiện công tác công khai minh bạch các thông tin về quản lý thuế của người nộp thuế thông qua trang thông tin điện tử của ngành thuế và qua các các phương tiện khác, để người nộp thuế biết được các thông tin của tất cả các HKD để so sánh, đối chiếu tìm ra các bất hợp lý trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế, để họ thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại các bất cập trong công tác quản lý của cơ quan thuế. Qua công tác công khai minh bạch thông tin người nộp thuế làm cho các bộ thuế phải thận trọng hơn trong công tác khoán thuế đối với HKD sao cho đảm bảo công bằng.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả của ba công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế quản lý thuế. Điều này mang ý nghĩa quan trọng và góp phần quyết định đến kết quả công tác trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng về thuế giữa các HKD. Công tác kiểm tra giám sát phải được duy trì và
thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện các hành vi khai sai, khai thiếu để trốn thuế, kiểm tra chặt chẽ hộ nghỉ, bỏ kinh doanh, hộ mới phát sinh kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thuế nhằm răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của HKD, Bên cạnh đó công tác kiểm tra nội bộ cũng phải được làm thường xuyên để ngăn chặn kịp thời các vi phạm của cán bộ thuế, xử lý nghiêm cán bộ thuế vi phạm kỷ luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ thuế trong quá trình thực thi nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đây là khâu then chốt trong quản lý thuế với tiêu chí “con người là gốc của công việc”. Mục tiêu là để sử dụng có hiệu quả nhất các cán bộ trong công tác, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực.