Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là một đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu và tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, nhằm mục đích khác nhau. Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Thứ nhất: Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Thạch, luận văn thạc sĩ chuyên ngành: kinh tế phát triển, năm 2014 với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai” [7]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý thuế đối với HKD, phạm vi trên địa bàn một huyện, nội dung nghiên cứu bao gồm các HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai và HKD nộp thuế theo phương pháp khoán, nhằm mục tiêu để hoàn thiện công tác quản lý thuế HKD cá thể. Luận văn chủ yếu quan tâm đến công tác quản lý thuế đối với HKD thực hiện chế độ kế toán nộp thuế theo phương pháp kê khai, chưa đề cập nhiều đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán.
- Thứ hai: Tác giả Phạm Quốc Phương, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, năm 2014 với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”[6]. Tác giả đã khái quát và làm rõ những vấn đề cơ bản về vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, nêu bật những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách hệ thống thuế qua các thời kỳ từ năm 1990 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung vào nội dung đổi mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh cách thức quản lý trên nền tảng lý luận, thực tiễn cùng với những điều kiện thực hiện cơ bản để đảm bảo các giải pháp được thực thi một cách hiệu quả, chưa đi sâu vào những giải pháp mang tính chức năng của quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể.
- Thứ ba: Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Thủy, luận văn thạc sĩ chuyên ngành: kinh tế phát triển, năm 2013 với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”[8]. Đề tài nghiên cứu về công tác quản lý thuế đối với HKD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, về phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh bao gồm các nội dung có liên quan đến công tác quản lý thuế đối với HKD, đi sâu nghiên cứu một số ngành nghề tác giả cho rằng còn thất thu lớn như: kinh doanh ăn uống, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh vận tải tư nhân, hộ xây dựng tư nhân. Phạm vi nghiên cứu rộng nên tác giả chưa bao quát hết được các nguồn thu phát sinh trên địa bàn đối với các HKD để đánh giá công tác quản lý thuế và đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể: Vai trò, đặc điểm của công tác quản lý thu thuế, những vấn đề có liên quan đến quản lý thu thuế, nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và các văn bản của Nhà nước về quản lý thu thuế, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Tiếp theo là cơ sở thực tiễn của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể: đó là các kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại các địa phương, và rút ra bài học kinh nghiệm công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi Cục thuế huyện Hạ Hòa và các công trình nghiên cứu có liên quan. Từ những tổng quan lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nêu trên, đó là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản lý thu
thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi Cục thuế huyện Hạ Hòa ở phần chương 2, và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi Cục thuế huyện Hạ Hòa trong chương 3.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THẾ HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2018