Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu 0538 Giải pháp xử lý nợ xấu tại NHTM CP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 38 - 41)

1.3.1.1. Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank)

Trong số 4 ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối, VietinBank được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng. VietinBank xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

VietinBank đã thành lập Đoàn công tác, tiến hành tổng rà soát, kiểm tra thực trạng các khách hàng đã và đang đề nghị cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ; đồng thời đánh giá lại tình hình các khoản nợ tiềm ẩn có nguy cơ chuyển nợ xấu. Qua kết quả kiểm tra toàn diện các khoản nợ cơ cấu, VietinBank xây dựng biện pháp ứng xử tín dụng đối với từng khách hàng/nhóm khách hàng, đồng thời điều chỉnh nhóm nợ phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, VietinBank đã xem xét cơ cấu lại nợ (theo QĐ780 và Thông tư 09) cho khách hàng giúp chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ theo nguồn lực/dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ biện pháp này, một tỷ lệ lớn khách hàng có tiềm năng phục hồi đã vượt qua khó khăn; qua đó, giảm áp lực lên tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của VietinBank.

Đồng thời với hoạt động đó, đối với những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, mất cân đối tài chính, thiếu phương án sản xuất khả thi... VietinBank kiên quyết không cơ cấu lại nợ mà thực hiện chuyển nhóm nợ

theo đúng thực trạng kinh doanh của khách hàng. Tiếp đó, VietinBank tiến hành xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi nợ.

Đặc biệt, trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm, VietinBank giao quyền nhiều hơn cho chi nhánh. Cụ thể, chi nhánh đuợc phép quyết định thu hồi tài sản bảo đảm với giá không thấp hơn 70% so với du nợ gốc được bảo đảm bằng tài sản nhưng với điều kiện: Giá bán tài sản không thấp hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm xử lý. Việc xử lý tài sản phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhờ cơ chế này, một tỷ lệ lớn nợ xấu được giải quyết ngay tại chi nhánh, tránh dồn áp lực về Trụ sở chính.

Thêm một biện pháp xử lý nợ xấu được VietinBank rất quan tâm là chuyển nợ vay thành vốn góp (đảm bảo tỷ lệ đầu tư ngoài ngành theo quy định của NHNN) đối với doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nhất là khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Đến cuối năm 2015, VietinBank đã chuyển nợ vay thành vốn góp thành công 361 tỷ đồng; trong đó, có 136 tỷ đồng nợ xấu nội bảng đã được xử lý.

Cùng với việc tự chủ trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu, VietinBank đã thực hiện phương án bán nợ cho VAMC và bán nợ thương mại cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu mua nợ. VietinBank chủ động rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ cho VAMC theo lộ trình và thời điểm thích hợp đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu từ NHNN; đồng thời phối hợp với các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua nợ để đàm phán xử lý với các khoản nợ xấu đủ điều kiện bán nợ.

1.3.1.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) xử lý nợ của Bianfishco

SHB tiếp quản 2.300 tỷ đồng của Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) tại Habubank sau khi sát nhập. Mặc dù doanh nghiệp bi đát,

nông dân ở đường cùng. Nhưng ban lãnh đạo của SHB khi đó vẫn thấy tiềm năng xuất khẩu và sự hồi phục của Bình An nếu được tái cơ cấu toàn diện lại.

Sau khi tiếp quản, SHB đã bắt tay vào triển khai hàng loạt đàm phán, thống nhất với các chủ nợ đồng thuận khoanh, giãn nợ và ủy quyền cho SHB làm đầu mối xử lý các vấn đề tồn tại của Bianfishco. SHB thực hiện kiểm toán lại toàn bộ số liệu tài chính, tiến hành đối chiếu công nợ để xác định đúng thực trạng tài chính của DN, quyết liệt thu hồi những khoản đầu tư, công nợ phải thu; thực hiện các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào, tìm nguồn vốn rẻ, thu xếp tài chính để nhà máy quay lại sản xuất, thanh lý các tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc không phù hợp.

Bên cạnh đó, SHB tiến hành rà soát quy trình thu mua nguyên liệu, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu nhằm giảm tối đa chi phí hạ giá thành sản phẩm, tiến hành cải tiến quy trình công nghệ; rà soát, sắp xếp lại lao động, tiến hành thanh toán bảo hiểm xã hội, đảm bảo người lao động yên tâm làm việc; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, khi thực hiện tái cấu trúc hoạt động của Công ty, SHB đã thanh toán toàn bộ các khoản nợ của Công ty đối với người dân, từ đó góp phần rất lớn cho an ninh trật tự xã hội, đảm bảo đời sống cho nhiều người dân nuôi trồng thủy sản tại khu vực Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ.

Được trả nợ đầy đủ, tình trạng biểu tình, khiếu kiện đối với Bianfishco đã chấm dứt, người nông dân yên tâm tiếp tục bán cá cho Bianfishco, tạo nguồn nguyên liệu ổn định giúp Bianfishco dần khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo mới của Bianfishco - với sự góp sức cả nhân lực và tài chính từ SHB đã tích cực đàm phán, xử lý nợ cũ. Bianfishco đã được một số chủ nợ cũ là các DN, quỹ đầu tư nước ngoài và một số ngân hàng xóa lãi, giảm nợ gốc. Tổng số tiền được miễn, giảm là 191 tỷ đồng, trong đó miễn gốc 122,5 tỷ đồng, miễn lãi 68,5 tỷ đồng. Nhờ đó hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty đã ổn định trở lại. Công ty chẳng những đã khôi phục thị trường truyền thống mà còn mở rộng các thị trường mới: Trung Đông, Châu Á...

Có thể khẳng định, việc tham gia tái cơ cấu Doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực tài chính, từ đó có nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả của SHB. Trước khi nhận sáp nhập HBB, nợ xấu của SHB rất thấp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ ở mức dưới 2%. Sau khi nhận sáp nhập HBB, nợ xấu của SHB tăng lên 8,81% do tiếp nhận các khoản nợ xấu từ HBB chuyển sang.

Tuy nhiên, với các những giải pháp phù hợp và quyết liệt, SHB đã thành công trong việc đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập xuống dưới 3%, dưới mức trung bình của toàn ngành. Hiện nay,tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của SHB ở mức dưới 2%.

Một phần của tài liệu 0538 Giải pháp xử lý nợ xấu tại NHTM CP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w