Đa dạng hóa danh mục tín dụng

Một phần của tài liệu 0538 Giải pháp xử lý nợ xấu tại NHTM CP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 83 - 84)

Việc tập trung quá lớn nguồn vốn tín dụng vào một ngành nghề hay một loại kỳ hạn sẽ gia tăng nguy cơ đổ vỡ cho ngân hàng. Chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng.

Đa dạng hoá đối tượng khách hàng trên các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để hạn chế khi một ngành nghề có vấn đề sẽ dẫn tới sự đổ vỡ của tất cả các khoản vay. Không nên đầu tư một khoản tín dụng quá lớn cho một khách hàng mà nên san sẻ cho các khách hàng khác.

Để thực hiện đa dạng hoá danh mục tín dụng, Chi nhánh cần có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm dẻo, phục vụ khách hàng tốt nhất ở tất cả các loại hình dịch vụ và phải có sự liên kết bền vững với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống.

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rửi ro tín dụng. Việc đa dạng hoá danh mục cho vay theo hình thức, sản phẩm, phương thức cho vay sẽ giúp cho sản phẩm tín dụng của ngân hàng đa dạng và phong phú, mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, tạo tiện ích cho khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng, đồng thời hạn chế rủi ro danh mục xảy ra. Bên cạnh đó, ngân hàng cần gia tăng cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn, cách này giúp ngân hàng gia tăng đối tượng khách hàng, đồng thời phân tán rủi ro với ngân hàng khác.

Chi nhánh cần giám sát định kỳ các danh mục cho vay nhằm nắm bắt được những thay đổi trong danh mục cho vay để điều chỉnh, kiến nghị với Hội sở chính điều chỉnh các chính sách tín dụng cho hợp lý với chiến lược và tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu 0538 Giải pháp xử lý nợ xấu tại NHTM CP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w