Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai sau phương án sản xuất kinh doanh. Khi phương án SXKD đang gặp rủi ro thì tài sản đảm bảo là cơ sở để tiến hành thu nợ, quan trọng hơn, TSĐB gắn trách nhiệm của người vay với khoản vay. Do đó, việc thực hiện nghiêm túc các vấn đề quy định về đảm bảo tiền vay là vô cùng cần thiết.
- Đối với hình thức đảm bảo bằng tài sản:
Tài sản đảm bảo phải có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp, TSĐB phải ổn định về giá trị, có tính thanh khoản cao, không áp dụng thế chấp với tài sản trên hợp đồng chuyển nhượng.
Đối với những dự án có mức độ rủi ro lớn thì cần có mức tài sản đảm bảo tương ứng, quan hệ giữa thời hạn cho vay và tài sản đảm bảo cũng phải được tính toán kỹ. Thời hạn cho vay càng dài thì việc dự báo về rủi ro càng kém chính xác, đòi hỏi phải sử dụng các TSĐB có mức độ rủi ro thấp. Cần định ký đánh giá lại TSĐB nhất là đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.
Với TSĐB là động sản cần có sự phối hợp với cơ quan chức năng, Phòng cảnh sát giao thông tránh trường hợp khách hàng thế chấp tại ngân hàng song lại báo mất đăng ký xe và đi đăng ký lại, tiếp tục thế chấp tại ngân hàng khác. Một số trường hợp TSĐB phải mua bảo hiểm để tránh rủi ro xảy ra làm tổn thất, giảm giá trị TSĐB.
-Đối với hình thức bảo lãnh của bên thứ ba: cần xác định rõ năng lực tài
chính, năng lực pháp lý cũng như trách nhiệm của người bảo lãnh, tài sản người bảo lãnh.
- Hạn chế cho vay không có TSĐB, không áp dụng thế chấp bằng quyền đòi nợ.. .Cho vay trung và dài hạn bắt buộc phải có TSĐB.