ra trường hợp, khách hàng sẽ sử dụng khoản vay ở ngân hàng này đến trả nợ tại ngân hàng khác rồi sau đó làm thủ tục vay lại, hoặc họ có thể tìm các nguồn vay nóng ở ngoài trả nợ đến hạn và làm thủ tục vay lại để rút vốn ra trả nợ cho bên ngoài...đây là các trường hợp phổ biến đối với các khách hàng đang có dấu hiệu hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ ngân hàng. Việc giải ngân bằng tiền mặt sẽ tạo điều kiện che dấu tình hình tài chính thực tế của khách hàng đến lúc không kiểm soát được thì hậu quả xảy ra gây bất lợi cả bên cho vay lẫn bên đi vay. Tình trạng lợi dụng vay ké, chia phần, sử dụng sai mục đích... cũng xuất phát từ việc giải ngân bằng tiền mặt. Việc phát sinh nợ xấu, nợ mất khả năng thanh toán cũng bắt nguồn do việc cán bộ cho vay không quản lý chính xác vốn vay được sử dụng có hiệu quả không và ngăn ngừa trước các tình trạng trên.
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát nội bộ và quy trình xếp hạngtín dụng tín dụng
Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của Ban lãnh đạo Chi nhánh và nhân viên trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết nhằm đảm bảo: Những quyết định quan trọng liên quan tới các chiến lược tín dụng, cho điểm tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng được đưa ra một cách thích hợp bởi một tập thể các cá nhân với kinh nghiệm và kiến thức phù hợp; Trách nhiệm do Ban giám đốc giao phó và được thực hiện đúng với sự uỷ nhiệm đó; Các cá nhân được giao những vai trò thích hợp cho phép đảm bảo phân tách nhiệm vụ một cách phù hợp, nhằm tạo ra môi trường tín dụng có kiểm soát. Việc kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh báo dấu hiệu vi phạm. Hàng năm, tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trong phạm vi toàn bộ chi nhánh để phát hiện và có các biện
pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, sẽ rất tốn kém cho ngân hàng. Việc kiểm tra, giám sát phải thực hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình cấp tín dụng cũng nhu việc quản lý các khoản tín dụng đã cấp.
Giai đoạn thẩm định, quyết định cho vay và giải ngân ngân hàng phải làm tốt, kỹ ngay từ lúc đầu, cụ thể nhu việc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng... trong đó, cần chú trọng tới các khâu nhu: Phân tích cơ cấu nợ, mục đích là để xác định những tác động của cơ cấu nợ tới nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì nguời trả nợ sẽ bị hạ thấp loại xếp hạng.
Trong thời hạn khoản vay có hiệu lực, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phuơng án, kế hoạch trả nợ, rà soát, bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.
Công tác tái thẩm định là hết sức cần thiết. Việc thẩm định lại rủi ro tín dụng nhằm giúp cho các ngân hàng xác định đuợc mức độ ổn định tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý truớc.
Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát tín dụng, Chi nhánh phải thuờng xuyên theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức trả nợ của khách hàng vay vốn. Việc theo dõi nợ của khách hàng phải đuợc tiến hành một cách thống nhất và có hệ thống theo nội dung đã đuợc quy định trong chế độ, thể lệ cho vay. Việc cho vay, các khoản nợ có vấn đề cũng nhu kết quả kiểm tra nợ cần đuợc thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng chức năng nhiệm vụ.
chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản thế chấp, sự đảm bảo của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng, tính phù hợp của quỹ dự phòng tổn thất.
Phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay: Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các biện pháp kiểm tra khác nhau như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng,... Khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng để từ đó, có được những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp phân tích tình hình kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn.
Chi nhánh phải đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng một cách thường xuyên. Trong trường hợp phát hiện những sai phạm, Chi nhánh cần có các biện pháp xử lý phù hợp. Điều này rất quan trọng vì giám sát khách hàng thực hiện vốn vay sẽ kịp thời đối phó với các rủi ro xảy ra, hạn chế rủi ro tín dụng. Việc giám sát rủi ro tín dụng cần được phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục.
- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện và cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc giám sát khoản vay được thực hiện thông qua việc: Rà soát, phân tích tình hình tài chính của khách hàng một cách thường xuyên nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn; Thăm thực địa khách hàng, từ đó xác định được tình hình thực tế, kiểm chứng lại được mức độ chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp.
- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng, việc này cần được thực hiện thường xuyên để có thể đưa ra những
biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.
Thực tế cần có một chương trình giám sát riêng, các cán bộ trực thuộc bộ phận này phải có kiến thức chuyên môn, năng lực về đánh giá các hoạt động tín dụng để có thể đánh giá tình hình tín dụng nói chuung, chất lượng tín dụng nói riêng, từ đó đưa ra các kiếm nghi, giải pháp thích hợp.
Hiện nay, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng trở nên hữu ích trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, hệ thống đi vào hoạt động đã đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định:
-Hệ thống chấm điểm xếp hạng chưa tính đến mức rủi ro từ tài sản bảo đảm, nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng. Xây dựng thêm việc chấm điểm, bao gồm chấm điểm tài sản bảo đảm, căn cứ dựa vào các chỉ tiêu:
+ Loại tài sản đảm bảo;
+ Tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản bảo đảm; + Rủi ro về giảm giá trị tài sản bảo đảm;
+ Rủi ro về giảm khả năng thanh toán của tài sản bảo đảm.
- Với bộ chỉ tiêu chấm điểm doanh nghiệp mới thành lập/dự án mới đầu tư chưa có doanh thu cần đa dạng hơn để đánh giá chính xác tình hình đối tượng các khách hàng này.
Có bộ phận chuyên trách lựa chọn các chỉ tiêu ngành phù hợp trong thời kỳ và cố định các giá trị này trên hệ thống XHTD nhằm đảm bảo chỉ tiêu ngành của các khách hàng khác nhau có cùng mức điểm, từ đó có đánh giá chính xác và đồng đều về khách hàng