nhánh Hà Nội
Từ kinh nghiệm của một số ngân hàng mà ta có thể rút ra một số bài học cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương -Chi nhánh Hà Nội:
- Tái cấu trúc nợ xấu, cho khách hàng nợ xấu cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh thay vì thu hồi tài sản thế chấp, tư vấn cho doanh nghiệp trải qua quá trình tái cấu trúc nợ để họ có thể tiếp cận các nguồn tài chính bổ sung để phát triển kinh doanh trở lại.
- SAIGONBANK Chi nhánh Hà Nội có thể tư vấn giúp đỡ khách hàng vượt qua khó khăn, ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm trên cơ sở bổ sung tài sản đảm bảo, đưa ra cho doanh nghiệp các phương án kinh doanh khả thi để doanh nghiệp có thể phục hồi từ đó có nguồn trả nợ cho ngân hàng.
- Bán nợ cho VAMC tuy nhiên phải liên kết chặt chẽ với VAMC để xử lý triệt để nợ xấu đã bán.
- Sử dụng các phương pháp truyền thống và phối hợp các phương pháp mới
để mang lại hiệu quả cao nhất cho việc xử lý nợ. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày các nét chính về cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM: khái niệm, phân loại nợ xấu; các nguyên nhân gây ra nợ xấu và tác động của nợ xấu
Thứ hai, nêu ra một số phương pháp xử lý nợ xấu tại NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến xử lý nợ xấu .
Thứ ba, thông qua kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại VietinBank, SHB để rút ra kết luận và những bài học có ích cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương - Chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI