Cơ sở pháp lý về công tác kiểm soát hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam (Trang 36)

7. Bố cục:

1.2.8 Cơ sở pháp lý về công tác kiểm soát hải quan

Cơ sở pháp lý của lực lượng kiểm soát hải quan trước hết và chủ yếu chính là các qui định pháp luật Việt Nam ở nhiều ngành luật khác nhau. Trong đó, các qui định của Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và các qui định trong văn bản dưới Luật có tính chất cụ

thể hóa, hướng dẫn thực hiện là chủ yếu cho hoạt động phòng ngừa, phát hiện tội phạm về kinh tế của lực lượng kiểm soát hải quan. Đặc biệt Luật hải quan ban hành năm 2001, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, chứa đựng những qui phạm pháp luật về hoạt động phòng ngừa, phát hiện tội phạm kinh tế của lực lượng hải quan. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật dưới hình thức Nghị định của Chính phủ, các Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chính ... cũng tạo thành hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động phòng ngừa, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của lực lượng kiểm soát hải quan tương đối hoàn chỉnh.

Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm soát hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được qui định tại Điều 11 và Điều 63 Luật hải quan và các văn bản pháp luật khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cụ thể như Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 10/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới. Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 của Chính phủ qui định về phạm vi, địa bàn hoạt động và mối liên hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Quyết định số 65/2004/QĐ- TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Thông tư 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới kèm theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004; Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; Quyết định số 1843/QĐ-TCHQ ngày 22/9/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc Ban hành quy địnhvề hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 và

Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tàichính quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan. Trong đó, quy định Cục Điều tra chống buôn lậu có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

Tóm lại, các văn bản là cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm soát hải quan với nhiều giá trị pháp lý khác nhau. Theo thời gian, các văn bản là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan đều có sự phát triển cả về nội dung, hình thức pháp lý và số lượng văn bản. Sự thay đổi trên của cơ sở pháp lý cho chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm soát hải quan là phù hợp với yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thực tiễn đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên, bên cạnh một số thay đổi thể hiện ưu điểm trên, cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm soát hải quan hiện nay vẫn bộc lộ một số hạn chế.

1.3. Kinh nghiệm công tác kiểm soát hải quan của các nƣớc: 1.3.1. Kinh nghiệm về mô hình tổ chức, thẩm quyền:

Nghiên cứu về mô hình tổ chức của Hải quan Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cho thấy về cơ bản cũng không khác nhiều với mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam.

Phòng Điều hành Phát triển Dự án Phòng Điều hành Hội nhập Phòng Giám đốc Ban Thư ký Phòng Giám đốc Phòng Giám đốc Kế hoạch Chánh Văn phòng PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Phó Chánh Văn phòng Ban Giám đốc Hợp tác Phòng Giám đốc Điều hành Phòng Tư vấn cao cấp quan hệ Tư vấn Luật Phòng Trợ lý Tổng Cục Trưởng về việc Cục Tuần tra Biên giới Phòng Trợ lý Tổng Cục Trưởng trong phạm vi Vụ Thương mại Quốc tế Vụ Quản lý Cán bộ Cục Công nghệ Thông tin Vụ Hợp tác Quốc tế Phòng Phòng Tài Phòng Vụ Pháp Cục Vụ Đào Phòng TỔNG CỤC TRƯỞNG

Hình 1. 1: Mô hình tổ chức của Hải quan Mỹ

(Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới (1999), Cẩm nang dành cho các điều tra viên về chống gian lận thương mại)

Điểm khác là: Hải quan Mỹ có cả một Cục Tuần tra biên giới riêng biệt, đây là Cục có chức năng chống nhập cư trái phép và làm nhiệm vụ tuần tra biên giới chuyên trách nhằm ngăn chặn các hoạt động thâm nhập, vận chuyển trái phép hàng hóa chất ma túy qua biên giới. Hải quan Mỹ còn có riêng một Cục Thông tin tình báo (Việt Nam chỉ có Phòng Thu thập thông tin nghiệp vụ Hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu). Về chức năng, nhiệm vụ như nhau nhưng về qui mô khác nhau. Đối với Hải quan Mỹ hoạt động thu thập thông tin liên quan đến công tác hải quan mang tính toàn cầu do vậy đơn vị này được thiết lập ở quy mô cấp Cục. Hải quan Mỹ được bố trí theo vùng khác với Việt Nam (Cục Hải quan địa phương thường là địa giới một tỉnh có cửa khẩu). Hoạt động chống buôn lậu của Hải quan Mỹ chỉ tập trung vào chống buôn lậu vũ khí, chất cháy nổ và ma túy; Áp dụng hàng kỹ thuật để bảo hồ sản xuất (Các chính sách liên quan đến xuất xứ hàng hóa từ các quốc gia được phép XNK vào mỹ và các ưu đãi về thuế đối với hàng hóa từ các nước vào Mỹ). Bộ máy tổ chức của Hải quan Mỹ hiện tại là 60.000 nhân viên.

Hải quan Trung Quốc có cơ cấu tổ chức như sau: QUỐC VỤ VIỆN

TỔNG CỤC HẢI QUAN TRUNG QUỐC - Cơ quan Đại diện TCHQ tại Quảng Đông.

- Cơ quan Đại diện TCHQ tại Thiên Tân. - Cơ quan Đại diện TCHQ tại Thượng Hải. - Cục Chính trị.

- Văn phòng.

- Cục Giám sát quản lý. - Cục thu thuế.

- Cục xử lý Thương mại và Bảo lãnh Hải quan. - Cục Thống kê Hải quan.

- Cục Điều tra (Văn phòng Điều phối quốc gia về chống buôn lậu). - Cục Chống buônlậu (Cảnh sát Hải quan).

- Cục Khoa học và phát triển công nghệ. - Vụ HTQT.

- Vụ TCCB và ĐT.

- Vụ Tài chính và Trang thiết bị. - Văn phòng Đảng ủy TCHQ. - Thanh tra Kiểm toán thuộc TCHQ. - Phòng CLB hưu trí Hải quan.

- Văn phòng Kiểm tra kỷ luật của Ủy ban Kỷ luật tại TCHQ. - Đại diện Cục Giám sát kỷ luậtcủa Bộ Giám sát tại TCHQ. - Trung tâm dịch vụ và hỗ trợ của TCHQ Trung Quốc. - Trung tâm Đào tạo và Giáo dục của TCHQ Trung Quốc. - Trung tâm thông tin quốc gia của TCHQ Trung Quốc. - Trung tâm cung ứng và mua sắm của TCHQ.

- Nhà XB Hải quan.

- Trường CĐ HQ Thượng Hải. - Trường CĐ quản lý Hải quan.

- Trung tâm ĐT Hải quan tại Qinghuangdao. - Viện NCKH Hải quan TQ.

- Ủy ban Kiểm ra và điều phối hệ thống kiểm soát cửa khẩu điện tử. - Hiệp hội Khai thuế TQ.

- Hiệp hội cảng TQ. - Hải quan vùng. - Hải quan cửa khẩu.

(Nguồn: Tổ chức Hải quan Thế giới (1999), Cẩm nang dành cho các Điều tra viên về

chống gian lận thương mại).

Hải quan Trung Quốc điểm khác biệt so với Hải quan Việt Nam là Trung Quốc có văn phòng điều phối quốc gia về chống buôn lậu (Cục Điều tra); Ngoài ra có thêm Cục chống buôn lậu (Cảnh sát Hải quan), đây là Cục mang tính khác biệt so với Hải quan Việt Nam. Cục này có hai lực lượng gộp lại là cảnh sát và Hải quan. Về biên chế lực lượng cảnh sát thuộc Bộ Công an, lực lượng Hải quan thuộc Cao ủy Hải quan nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ chung trong công tác điều tra chống buôn lậu. Tất cả các vụ liên quan đến buôn lậu đều phải chuyển cho lực lượng này điều tra xử lý. Đây là lực lượngđược trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ công tác chống buôn lậu (Việc bắt, giam giữ các đối tượng buôn lậu Cục này có đầy đủ chức năng, thẩm quyền). Hải quan Trung Quốc cũng cơ cấu theo mô hình Hải quan vùng đểtập trung, thống nhất.

1.3.2. Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ

Hầu hết Hải quan các nước này đều chú trọng đối với công tác thu thập thông tin. Đặc biệt là Hải quan Mỹ, thu thập thông tin luôn được quan tâm (Có cả một Cục thông tin tình báo). Tại Việt Nam và các nước, Hải quan Mỹ luôn có lực lượng Hải quan thường xuyên liên hệ Hải quan Việt Nam thông qua đầu mối là Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Hợp tác quốc tế để thu thập nắm tình hình liên quan đến hàng hóa XNK vào Mỹ. Đối với Hải quan Trung Quốc có trung tâm thông tin quốc gia các phòng tình báo Hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu và Hải quan Vùng để thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến hoạt động XNK, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

1.3.3. Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Cục chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm đấu tranh chống buôn lậu với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan. Hàng năm đều có các cuộc gặp mặt tại Trung Quốc và Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm. Hai bên thông tin kịp thời về tình hình buôn lậu tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, đánh giá, dự đoán các mặt hàng tiềm ẩn buôn lậu, khu vực có thể xảy ra.

1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát hải quan.

Hàng năm Hải quan Việt Nam thường có các đoàn công tác, học tập tại Thượng Hải (Trường Hải quan Thượng Hải) để học tập nội dung giảng dạy về nghiệp vụ công tác kiểm soát chống buôn lậu, thăm quan các đơn vị hải quan tại một số vùng và nghiên cứu các báo cáo thực tế một số vụ bắt giữ buôn lậu của Hải quan Trung Quốc. Hải quan Mỹ tổ chức các lớp học tại Việt Nam về chương trình chống rửa tiền, tổ chức chương trình đào tạo công tác điều tra (điều tra viên cao cấp) đối với các lực lượng thực thi pháp luật (công an, Hải quan) tại Bangkok Thái Lan (định kỳ hàng năm mỗi khóa học từ 10 ngày đến 1,5 tháng)

1.3.5. Kinh nghiệm phối hợptrong công tác kiểm soát hải quan.

Trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như tiến trình đàm phán gia nhập WTO, phía Mỹ cũng có nhiều hỗ trợ cho Tổng Cục Hải quan trong nỗ lực sớm triển khai thực hiện xác định thị giá theo GATT và vấnđề sở hữu trí tuệ, xây dựng Luật Hải quan, chương trình kiểm soát xuất khẩu (EXES), sáng kiến an ninh container ... Cơ quan Hải quan triển khai các cam kết của Hiệp địnhcũng như với cam kết trong khuôn khổ WTO.

Đối với Hải quan Trung Quốc: Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã ký kếtthỏathuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau "Thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu". Hai bên trao đổi thông tin về kỹ thuật kiểm tra hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC, hành lý, các loại bưu phẩm XNK nhằm hỗ trợ ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm hải quan, đặc biệt là buôn lậu qua biên giới.

1.3.6. Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hƣớng đồng bộ hóa, chuyên sâu, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát hải quan và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động kiểm soáthải quan:

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế, vai trò của hải quan rất quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nền kinh tế, thúc đấy, hỗ trợ sản xuất hàng trong nước phát triển. Việc áp dụng kỹ thuật và công nghiệp thông tin trong hoạt động hải quan là đòi hỏi cấp bách để phục vụ công tác kiểm tra thông qua Hải quan. Đối với lực lượng kiểm soát hải quan cũng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để tổ chức thu thập, xử lý thông tin hải quan nhằm chủ động ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua việc áp dụng thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) để đáp ứng yêu cầu Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Chuyên để thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) do Chính phủ, Hải quanNhật Bản tài trợ, hỗ trợ Hải quan Việt Nam nhằm hiện đại hóa công tác Hải quan.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giảđã nêu những định nghĩa, các quy trình quy định và các văn bản pháp luật liên quan tới công tác kiểm soát hải quan.

Cơ cấu tổ chức của Hải quan 2 nước Mỹ và Trung Quốc cũng như kinh nghiệm trong các công tác kiểm soát hải quan của các nước như:

- Kinh nghiệm về mô hình tổ chức, thẩm quyền. - Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ.

- Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát hải quan.

- Kinh nghiệm phối hợp trong công tác kiểm soát hải quan.

- Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa, chuyên sâu, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát hải quan và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động kiểm soát hải quan.

Dựa trên những kinh nghiệm của Hải quan các nước, tác giả sẽ đánh giá thực trạng công tác kiểm soát Hải quan tại cửa khẩu miền Nam – Việt Nam tại chương 2.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNGTÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN TẠICÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC MIỀN NAM –VIỆT

NAM

2.1. Đặc điểm địa bàn hoạt động của lực lƣợng kiểm soát Hải quan tại khu vực cửa khẩu đƣờng bộ.

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến công tác kiểm soát hải quan:

Đặc điểm địa lý: Phần lớn các tỉnh phía nam như (Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) đều có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, khá bằng phẳng, chạy dài, tỉnh ít nhất cũng vài chục km (Đồng Tháp, An Giang) tỉnh nhiều cả hàng trăm km. Đường biên giới có nhiều đường mòn lối mở thuận tiện qua lại giữa 2 nước. Nhiều chỗ ranh giới chỉ là dòng sông chung (nửa dòng thuộc Việt Nam, nửa dòng thuộc Campuchia) như sông Bình Di tại Khánh Bình – An Giang. Vào mùa nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)