7. Bố cục:
1.3.3. Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chốngbuôn lậu, vận chuyển
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Cục chống buôn lậu Hải quan Trung Quốc thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm đấu tranh chống buôn lậu với Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan. Hàng năm đều có các cuộc gặp mặt tại Trung Quốc và Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm. Hai bên thông tin kịp thời về tình hình buôn lậu tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, đánh giá, dự đoán các mặt hàng tiềm ẩn buôn lậu, khu vực có thể xảy ra.
1.3.4. Kinh nghiệm xây dựng chƣơng trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát hải quan.
Hàng năm Hải quan Việt Nam thường có các đoàn công tác, học tập tại Thượng Hải (Trường Hải quan Thượng Hải) để học tập nội dung giảng dạy về nghiệp vụ công tác kiểm soát chống buôn lậu, thăm quan các đơn vị hải quan tại một số vùng và nghiên cứu các báo cáo thực tế một số vụ bắt giữ buôn lậu của Hải quan Trung Quốc. Hải quan Mỹ tổ chức các lớp học tại Việt Nam về chương trình chống rửa tiền, tổ chức chương trình đào tạo công tác điều tra (điều tra viên cao cấp) đối với các lực lượng thực thi pháp luật (công an, Hải quan) tại Bangkok Thái Lan (định kỳ hàng năm mỗi khóa học từ 10 ngày đến 1,5 tháng)
1.3.5. Kinh nghiệm phối hợptrong công tác kiểm soát hải quan.
Trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như tiến trình đàm phán gia nhập WTO, phía Mỹ cũng có nhiều hỗ trợ cho Tổng Cục Hải quan trong nỗ lực sớm triển khai thực hiện xác định thị giá theo GATT và vấnđề sở hữu trí tuệ, xây dựng Luật Hải quan, chương trình kiểm soát xuất khẩu (EXES), sáng kiến an ninh container ... Cơ quan Hải quan triển khai các cam kết của Hiệp địnhcũng như với cam kết trong khuôn khổ WTO.
Đối với Hải quan Trung Quốc: Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đã ký kếtthỏathuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau "Thỏa thuận giữa Tổng cục Hải quan
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu". Hai bên trao đổi thông tin về kỹ thuật kiểm tra hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC, hành lý, các loại bưu phẩm XNK nhằm hỗ trợ ngăn chặn, điều tra và xử lý các hành vi vi phạm hải quan, đặc biệt là buôn lậu qua biên giới.
1.3.6. Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hƣớng đồng bộ hóa, chuyên sâu, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát hải quan và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động kiểm soáthải quan:
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế, vai trò của hải quan rất quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nền kinh tế, thúc đấy, hỗ trợ sản xuất hàng trong nước phát triển. Việc áp dụng kỹ thuật và công nghiệp thông tin trong hoạt động hải quan là đòi hỏi cấp bách để phục vụ công tác kiểm tra thông qua Hải quan. Đối với lực lượng kiểm soát hải quan cũng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để tổ chức thu thập, xử lý thông tin hải quan nhằm chủ động ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua việc áp dụng thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) để đáp ứng yêu cầu Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Chuyên để thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) do Chính phủ, Hải quanNhật Bản tài trợ, hỗ trợ Hải quan Việt Nam nhằm hiện đại hóa công tác Hải quan.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giảđã nêu những định nghĩa, các quy trình quy định và các văn bản pháp luật liên quan tới công tác kiểm soát hải quan.
Cơ cấu tổ chức của Hải quan 2 nước Mỹ và Trung Quốc cũng như kinh nghiệm trong các công tác kiểm soát hải quan của các nước như:
- Kinh nghiệm về mô hình tổ chức, thẩm quyền. - Kinh nghiệm về các biện pháp nghiệp vụ.
- Kinh nghiệm từ các vụ việc, chuyên án đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện công tác kiểm soát hải quan.
- Kinh nghiệm phối hợp trong công tác kiểm soát hải quan.
- Kinh nghiệm về cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa, chuyên sâu, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát hải quan và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hoạt động kiểm soát hải quan.
Dựa trên những kinh nghiệm của Hải quan các nước, tác giả sẽ đánh giá thực trạng công tác kiểm soát Hải quan tại cửa khẩu miền Nam – Việt Nam tại chương 2.
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNGTÁC KIỂM SOÁT HẢI QUAN TẠICÁC CỬA KHẨU ĐƢỜNG BỘ KHU VỰC MIỀN NAM –VIỆT
NAM
2.1. Đặc điểm địa bàn hoạt động của lực lƣợng kiểm soát Hải quan tại khu vực cửa khẩu đƣờng bộ.
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến công tác kiểm soát hải quan:
Đặc điểm địa lý: Phần lớn các tỉnh phía nam như (Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) đều có đường biên giới tiếp giáp Campuchia, khá bằng phẳng, chạy dài, tỉnh ít nhất cũng vài chục km (Đồng Tháp, An Giang) tỉnh nhiều cả hàng trăm km. Đường biên giới có nhiều đường mòn lối mở thuận tiện qua lại giữa 2 nước. Nhiều chỗ ranh giới chỉ là dòng sông chung (nửa dòng thuộc Việt Nam, nửa dòng thuộc Campuchia) như sông Bình Di tại Khánh Bình – An Giang. Vào mùa nước nổi (Tháng 8) cả khu vực biên giới mênh mông nước ngập, phương tiện qua lại bằng ghe, xuồng, không xác định được mốc giới rất khó kiểm soát tàu thuyền qua lại. Nhiều cửa khẩu biên giới rất gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh (Như cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh khoảng 70km).
Đặc điểm dân cư: Phần lớn cư dân khu vực biên giới còn nghèo, lạc hậu, đời sống khó khăn, có khu vực là nơi sống của người Chăm, Khơme. Người dân hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia có quan hệ lâu đời, thậm chí có cả quan hệ huyết thống (Do qua trình di cư sinh sống lâu đời) hoặc do làm ăn cư ngụ trở thành người bản địa qua nhiều thế hệ, họ thường xuyên qua lại thăm hỏi, giao lưu và trao đổi hàng hóa. Nhìn chung, cư dân khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia có nhiềunét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán. Trình độ văn hóa tại khu vực này thường không cao do ở xa các trung tâm thành phố, thị xã.
Đặc điểm kinh tế: Chủ yếu cư dân sống bằng nghề nông, buôn bán nhỏ, kinh tế còn nghèo.
2.1.2. Đặc điểm về đối tƣợng của công tác kiểm soát Hải quan
Đối tượng của công tác kiểm soát Hải quanrất đa dạng, có loại buôn lậu chuyên nghiệp hoạt động có tổ chức, có loại chỉ hoạt động thời vụ hoặc vận chuyển thuê, có loại hoạt động gian lận thương mại thông quan hoạt động XNK (Dưới danh nghĩa các công ty tổ chức có tư cách pháp nhân).
Loại đối tượng là cư dân biên giới lợi dụng chính sách ưu đãi về thuyết đã gian lận thương mại để trốn thuế.
2.1.3. Đặc điểm về phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tƣợng buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới tại cửa khẩuđƣờng bộ khu vực miền Nam –Việt Nam:
Lợi dụng địa hình đường biên hiểm trở, kéo dài, nhiều đường mòn, lối mở, đường tắt hai bên cánh gà (Cạnhcửa khẩu) khu vực cửa khẩu để vận chuyển trái phép hàng hóa. Hàng hóa trước khi nhập lậu thường được chia nhỏ, sau đó đầu nậu thuê mướn cửu vạn đai vác qua biên giới, rồi sử dụng phương tiện chuyên chở là xe môtô, ghe xuồng đã gia cố, để vận chuyển hàng lậu vào các khu vực tập kết như: Chợ, bến xe, trung tâm thương mại. Từ đó, dùng phương tiện như: Xe khách, xe tải đưa vào nội địa tiêu thụ. Chúng lợi dụng ưu đãi với cư dân biên giới, khách du lịch, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong các kinh tế để thu gom hàng lậu, sử dụng chứng từ, hóa đơn quay vòng để vận chuyển nội địa.
Lợidụng những bất cập, sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm như: Lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, khai sai tên hàng, mã hàng, chủng loại, số lượng.... Lợi dụng hình thức khai báo thủ tục Hải quan điện tử, một số doanh nghiệp đã sử dụng thủ đoạn giả mạo chứng từ hồ sơ Hải quan, giả mạo con dấu, chữ ký công chức Hải quan, chỉnh sửa chứng từ giấy, chứng từ điện tử. Nhiều trường hợp đối tượng câu kết, móc nối với đối tác ở nước ngoài khai giảm giá hàng hóa để gian lận thuế.
Loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển cửa khẩu đã bị lợi dụng nhiều hơn để vận chuyển hàng cấm, hàng bị quản lý chuyên ngành, ... tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, dễ thẩm lậu vào thị trường nội địa như: Thuốc lá, rượu, hàng gây ô nhiễm môi trường (Ắc quy chì, phế liệu điện tử, nhựa, kim loại). Đặc biệt, những vụ buôn lậu,vận chuyển trái phép các chất ma túy, động vật hoang dã số lượng lớn trong những năm gần dây đều lợi dụng loại hình này.
2.2. Thực trạng của công tác kiểm soát hải quan tại địa bàn các cửa khẩu đƣờng bộ miền Nam –Việt Nam
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, lực lƣợng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đƣờng bộ (Lực lƣợng kiểm soát của Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lƣợng của Cục Hải quan địa phƣơng, lực lƣợng kiểm soát thuộc các Chi cục cửa khẩu):
Căn cứ vào Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành các quyết định triển khai, thì mô hình tổ chức bộ máy của các đơn vị Hải quan chuyên trách chống buôn lậu được tổ chức như sau:
Hình 2. 1: Tổ chức bộ máy của các đơn vị Hải quan chuyên trách chống buôn lậu (Nguồn: Quyếtđịnh số 02/2010/QĐ-TTG ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
2.2.1.1. Cục Điều tra chống buôn lậu
Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 và Quyết định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010; Tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn,
CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU KHỐI PHÒNG THAM MƯU KHỐI ĐỘI KIỂM SOÁT KHỐI HẢI ĐỘI KIỂM SOÁT CỤC HẢI QUAN TỈ NH PHÒNG TMCBL & XLVP/ QLRR TỔ KIỂM SOÁT TỔ KIỂM SOÁT MA TÚY TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NV CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU ĐỘI KIỂM SOÁT CBL ĐỘI KIỂM SOÁT MA TÚY TỔNG CỤC HẢI QUAN
chỉđạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành Hải quan và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác nghiệp vụ kiểm soát Hải quan, tập trung vào các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính: + Văn bản quy phạm pháp luật về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảovệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm soát Hải quan và phòng, chống ma túy.
+ Đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm soát hải quan và phòng, chống ma túy.
+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việcsửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm luật liên quan đến lĩnh vực được phân công quản lý.
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các văn bản hướng dẫn quy trình, quy chế về thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm soát hải quan và phòng, chống ma túy.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, quản lý rủi ro, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, kiểm soát Hải quan và phòng, chống ma túy.
+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ phục vụ cho quản lý Hải quan, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật (Bao gồm ở cả trong nước và nước ngoài) liên quan đến hoạt động Hải quan.
+ Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luậtvà theo phân công của Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan.
+ Thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan. + Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng chống khủng bố và rửa tiền trong lĩnh vực hải quan.
+ Tổng hợp, phân tích, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin phục vụ công tác xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách, quản lý điều hành và chỉ đạo nghiệp vụ, cung cấp thông tin cho các tổ chức liên quan theo qui định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
+ Hướng dẫn, giải thích nghiệp vụ thuộc phạm vi chức năng , nhiệm vụ được giao theo qui địnhcủa pháp luật.
+ Phối hợp đề xuất việc bố trí công chức và trang thiết bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, cho nhgiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan, phòng, chống ma túy, thu nhập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, quản lý rủi ro; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả của ngành hải quan.
+ Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực được phân công quản lý.
+ Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan.
+ Thực hiện hông tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan .
+ Tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan.
+ Quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ tài chính.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng tổng cục Hải Quan giao và theo quy định của pháp luật.
Cơ cấutổ chức của Cục Điều tra chốngbuôn lậu, gồm: + Phòng Tham mưu tổng hợp.
+ Phòng thu nhập, xử lý thông tin. + Phòng quản lý rủi ro.
+ Phòng xử lý vi phạm
+ Phòng quản trị, Tải vụ và tổ chcứ. + Phòng kiểm soát ma túy
+ Đổi kiểm soát chống buôn lậu khuvực miền Bắc (gọi tắt là Đội 1). + Đổi kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (gọi tắt là Đội 2). + Đổi kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (gọi tắt là Đội 3). + Đổi kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
+ Đổi kiểm soát chống buôn lậu ma túy.
+ Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc ( gọi tắt là Hải đội 1). + Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Trung ( gọi tắt là Hải đội 2). + Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam ( gọi tắt là Hải đội 3). + Trung tâm huấn luyện cho nghiệp vụ (Đơn vịsự nghiệp).
2.2.1.2. Cấp cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: Tập trung vào các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển kahi thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:
+ Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm kiểm tra khác theo quy định của pháp luật ;
+ Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo qui định của pháp