7. Bố cục:
3.2.3.2. Nội dung đào tạo
- Đào tạo theo giáo trình điều tra đã được xây dựng của ngành Hải quan hoặc đào tạo theo giáo trình của trường Công an (Theo kiến thực hợp đồng đào tạo). Tập trung vào các nội dung về quy trình, phương pháp, cách thức tiến hành các bước điều tra theo quy định của Luật tố tụng hình sự trên cơ sở các nguyên tắc của ngành.
- Đào tạo về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ công tác kiểm soát Hải quan.
- Đào tạo về nghiệp vụ công tác Hải quan (Kiểm tra thủ tục Hải quan, thủ tục thuế).
- Đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương (Kế toán, thanh toán, vận tải).
Nhằm trang bị kiến thức sâu rộng để công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả.
3.2.4 Giải pháp thứ tƣ: Xây dựng hệthống thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan dựatrên nền tảng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, đồng bộ:
Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan là hoạt động trọng tâm của các đơn vị chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát Hải quan nhằm thu thập, tổng hợp, đánh giá, phân tích, làm rõ thông tin và cung cấp thông tin đã được xử lý cho các đơn vị cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan, hoạt động kiểm soát Hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ xây dựng chính sách quản lý nhà nước về Hải quan. Đây là một công tác hết sức quan trọng và được xây dựng thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương, hệ thống này bao gồm:
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin nghiệp vụ. - Mạng thông tin quản lý.
- Hệ thống thông tin thống kê và cơ sở dữ liệu quốc gia về hàng hóa XNK - Các hệ thống thông tin khác.
Hệ thống đơn vịchuyên trách thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan được tổ chức thành 03 cấp:
- Cấp tổng cục: Phòng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu.
- Cấp Cục Hải quan tỉnh: Đơn vị thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (Hiện nay chưa có các phòng độc lập làm công tác này). Dự kiến thành lập Phòng Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thuộc 09 Cục Hải quan tỉnh, thành phố bao gồm: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu); 25 Cục còn lại thành lập bộphận thu thập, xử lý thông tin nghiệpvụ Hải quan trong các Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm.
- Cấp Chi cục Hải quan: Tổ thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ và quản lý rủi ro.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan có 33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong đó có 22 đơn vị Hải quan tỉnh, thành phố đã có Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý; Số Cục Hải quan còn lại chưa có Phòng này, chức năng tham mưu chống buôn lậu được giao cho Đội Kiểm soát. Từ thực tế tổ chức bộ máy này, Tổng cục giao chức năng, nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan cho Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý thuộc 22 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và giao nhiệm vụ này cho Đội Kiểm soát Hải quan thuộc 11 Cục Hải quan tỉnh, thành phố còn lại.
Tổ chức, hoạt động của hệ thống đơn vị thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan theo nguyên tắc tập trung thống nhất, được tổ chức theo hệ thống dọc: Đơn vị cấp trên chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của đơn vị cấp trên và thực hiện chế độbáo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên. Xây dựng, phát triển hệ thống đầu mối thu thập thông tin theo phương thức "Mạng lưới", bên cạnh việc tổ chức theo hệ thống dọc còn được thiết lập theo hệ thống ngang để phát huy vai
trò của đơn vị thu thập thông tin cấp dưới, kịp thời chia sẻ thông tin thu thập đã qua xử lý cho các đơn vị cùng cấp trong đơn vị.
Hiện nay toàn Ngành chú trong vào việc trang bị cơ sở, vật chất cho hệ thống này, đầu tư trang thiết bị tin học hiện đại, xây dựng các chương trình quản lý hiện đại, tiên tiến để phục vụ công tác thu thập, xử lý thông tin. Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS đang được triển khai vận hành để đáp ứng yêu cầu hội nhập, giảm thiểu thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa, đảm bảo công tác quản lý rủi ro.
3.2.5 Giải pháp thứ năm: Tăng cƣờng quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về Hải quan
3.2.5.1 Phối hợptrong nước
Mối quan hệ phối hợp trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu miền Nam – Việt Nam là mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều. Sự phối hợp đó muốn đạt hiệu quả thì trước hết ba lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng phải có sự thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, thái độ để từ đótạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ củamối quan hệ.
Trong trao đổi thông tin, tài liệu và xử lý tin báo, tố giác tội phạm, ba lực lượng cần chủ động trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của đường dây, ổ nhóm tội phạm tại các cửa khẩu đường bộ, những phương thức thủ đoạn hoạt động và cả những thay trong cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của mỗi ngành. Đặc biệt cần quan tâm, chú trọng đến việc phối hợp trao đổi thông tin để thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cán bộ nhằm thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa, biến chất của cán bộ, làm sạch nội bộ của mỗi ngành.
Khi phối hợp điều tra, xử lý tội phạm về kinh tế tại các cửa khẩu đường bộmiền Nam – Việt Nam cần có sự thống nhất trong tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể, nhất là trong khâu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cũng như các yêu cầu khi
tiến hành hoạt động điều tra. Dù là điều tra theo tố tụng hình sự hay theo yêu cầu nghiệp vụ các bên đều luôn ở thế chủ động làm chủ mọi tình huống, không được coi nhẹ công tác chuẩn bị, tiền đề cho các hoạt động điều tra. Trong quá trình điều tra theo luật định, khi Bộ đội biên phòng và Hải quan có yêu cầu thì đơn vị công an có nhà tạm giữ hoặc trại giam phải tạo điều kiện cho gửi đối tượng bị tạm giữ hoặc tạm giam tại nơi giam giữ của đơn vị mình và thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với người bị tạm giữ, tạm giam cũng như thực hiện các yêu cầu khác của đơn vị gửi đối tượng.
Ngoài ra, sự phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật mang tính chất tố tụng hình sự và các văn bản không mang tính chất tố tụng hình sự. Các văn bản luật dùng để điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới còn mang tính chung chung, cần tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể:
- Duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường trên cở sở quy chế phối hợp đã ký kết; Sửa đổi bổ sung, điều chỉnh quy chế và triển khai những nội dung, lĩnh vực phối hợp mới. Triển khai bản thỏa thuận phối hợp trong công tác tình báo và công tác Hải quan đã ký giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục tình báo Bộ quốc phòng, ký kết và thực hiện những thỏa thuận hợp tác với các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp về trao đổi thông tin, chống hàng giả, bảo hộ quyền SHTT....
- Thiết lập cơ chế trao đổi và xử lý thông tin giữa các lực lượng một cách nhanh nhất và có chất lượng nhất, ban hành các quy định cụ thể về phạm vi, nội dung và trình tự các biện pháp để thực hiện trao đổi thông tin cũng như trách nhiệm của người tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm đảm bảo các yếu tố an toàn, bí mật của công tác trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay.
3.2.5.2 Hợp tác quốc tế
Duy trì thường xuyên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan, tích cực tham gia các chương trình kiểm tra của Hải quan Asean. Tiếp tục duy trì và làm tốt nhiệm vụ thành viên của Văn phòng tình báo Hải quan khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (RILO); Xúc tiến hợp tác song phương các cơ quan chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan quốc tế, các nước có mối quan hệ thương mại lớn với Việt Nam và khu vực.
Trên cơ sở thỏa thuận về hợp tác, Hải quan cửa khẩu đường bộ Việt Nam cần tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin về các đối tượng, phương tiện có hành vi phạm tội, bắt giữ xử lý trên cơ sở pháp luật của mỗi nước và thông báo cho nhau những phương tiện của hai nước có hành vi vi phạm pháp luật như không làm thủ tục xuất, nhập cảnh, có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, ...
Căn cứ vào pháp luật mỗi nước, Hải quan Việt Nam – Campuchia cần trao đổi, thông báo cho nhau những thông tin, tình hình, các văn bản chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa, chính sách quản lý xuất nhập cảnh mà hai bên cần quan tâm. Thông báo trao đổi những khó khăn, thuận lợi của mỗi bên trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Các bên cần nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát Hải quan nhằm áp dụng phương thức quản lý rủi ro có hiệu quả.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, xâm phạm quyền SHTT... mà hai bên cùng quan tâm. Ngoài việc mỗi bên chủ động có kế hoạch phòng chống riêng của mình, cần nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát hàng cấm, cung cấp thông tin trinh sát liên quan đến các lô hàng này. Xây dựng kế hoạch đấu tranh bắt giữ, hỗ trợ bắt
giữ và xử lý các trường hợp vi phạm; Điều tra, xác minh, thu thập, xử lý thông tin nhằm phát hiện các đối tượng phạm tội.
3.2.5.3 Tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác kiểm soát Hải quan
Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Các cán bộ Hải quan tại cửa khẩu đường bộ miền Nam – Việt Nam cần phổ biến, tuyên tuyền các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà nước được phổ biến đến cán bộ, nhân dân các xã vùng biên giới. Việc phổ biến, tuyên truyền phải thiết thực nhằm thắt chặt mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về Hải quan với chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc tại địa bàn xã biên giới.
3.2.5.4 Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác kiểm soát Hải quan
Hiện tại hệ thống mạng Lan ngành Hải quan đã được trang bị cho toàn bộ các cửa khẩu và trụ sở làm việc của ngành. Mạng diện rộng ngành Hải quan nằm trong hạ tầng tuyền thông ngành Tài chính kết nối toàn bộ các đơn vị Hải quan từ trung ương đến địa phương gồm: Tổng cục Hải quan, 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và 190 Chi cục Hải quan. Về cơ bản đường mạng kết nối giữa các điểm đều có đường chính và đường dự phòng của 02 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
Đang duy trì hoạt động thường xuyên các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi trong toàn ngành, đảm bảo thông suốt đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ Hải quan nói chung cũng như nghiệp vụ kiểm soát Hải quan nói riêng, các hệ thống ứng dụng lực lượng kiểm soát Hải quan đang khai thác sử dụng gồm:
- Hệ thống thông tin vi phạm Hải quan: Cung cấp các thông tin để xác định các đối tượng ưu tiên, doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan từ đó có chính sách khuyến khích đối với các đối tượng này cũng như các doanh nghiệp đã từng có hành vi
vi phạm pháp luật về Hải quan để có các biện pháp giám sát, quản lý các đối tượng này khi làm thủ tục Hải quan.
- Hệ thống giám sát hàng hóa thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống thông quan điện tử hoạt động tại các Cục, chi cục hải quan trên cả nước.
- Hệ thống quản lý rủi ro thực hiện các chức năng tổnghợp thông tin từ các hệ thống khác để thực hiện phân loại đánh giá doanh nghiệp và phân lượng hàng hóa.
- Hệ thống thông tin giá tính thuế: Nhằm tăn cường công tác quản lý nợ thuế, tránh gây thất thu thuế.
- Hệ thống thông tin tình báo: Giám sát các doanh nghiệp trọng điểm, mặt hàng trọng điểm mới phát sinh để có kế hoạch kiểm tra giám sát trọng điểm.
3.2.6 Giải pháp thứ sáu: Đảm bảo công tác an sinh xã hội, tuyên truyền giáo dục quần chúng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trên địa bàn cửa khẩu biên giới đƣờng bộ:
Hoạt động buôn lậu diễn ra tại các khu vực cửa khẩu biên giới đường bộ, đây là địa bàn rất phức tạp, thường xa những trung tâm hành chính, kinh tế, địa bàn thường ở vùng sâu, hẻo lánh, kinh tế nghèo nàn, trình độ dân trí lạc hậu. Vì vậy, nhận thức của người dân tại các khu vực này còn hạn chế, rất dễ bị lôi kéo tham gia buôn lậu hoặc đai vác, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc tham gia buôn lậu cũng chỉ nhằm để kiếm lợi chút ít vì cuộc sống khó khăn. Họ không nhận thức và thấy được những tác hại của việc mình làm. Kiến thức luật pháp thấp nên rất dễ bị kích động dẫn đến chống đối với lực lượng chức năng. Phần lớn con em trong độ tuổi đi học tại các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện học hành (Thất học), không có công ăn việc làm đã bị lôi cuốn vào các hoạt động buôn lậu vi phạm pháp luật. Do đặc điểm về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội tại khu vực biên giới đã bị cácđối tượng buôn lậu triệt để khai thác, lợi dụng. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức sự tác hại của buôn lậu ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế xã hội; Đồng thời phối hợp chặt
chẽ với chính quyền các cấp tại địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục, tạo công việc làm cho họ.
Tiếp tục tháo gỡ nhanh, kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc.
Tập trung triển khai thực hiện tốt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là những dự án, công trình trọng điểm làm động lực trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo công việc làm cho người dân.
Tăng cường công tác đào tạo dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy và học, đảm