7. Bố cục:
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực
lƣợng kiểm soát hải quan theo hƣớng chuyên sâu (Đặc biệt là lực lƣợng kiểm soát trực tiếptại các cửa khẩu đƣờng bộ)
Tổ chức bộ máy hiện nay không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm thực hiện hiệu quả cao nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, chống buôn lậu trong những năm trước mắt và lâu dài. Ở Cục Điều tra chống buôn lậu, là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng hiện tại không có đơn vị chuyên sâu làm công tác này.
Tình hình buôn lậu diễn ra ngày càng phức tạp, hoạt động ở nhiều địa bàn, liên quan đến nhiều đơn vị, cơ quan chức năng, đòi hỏi quá trình trinh sát, điều tra, xác minh phải huy độngnhiều lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, hợp đồng tác chiến tại nhiều địa điểm. Nhưng đến nay, chưa có trung tâm chỉ huy đủ tầm để chỉ đạo kịp thời, tập trung, thống nhất ở cấp Tổng cục, chưa có đơn vị điều tra trọng điểm và chưa có điều tra viên để điều tra các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, hiện nay lựclượng Hải quan được khởi tố, điều tra tố tụng đối với các vụ án không phức tạp thì trong thời hạn 20 ngày phải chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách của công an và 07 ngày đối với các vụ án phức tạp. Cơ quan Hải quan được áp dụng các biện pháp
như tạm giữ người, lấy lời khai, bảo vệ vật chứng, khám xét nơi cất giấu hàng phạm pháp.
Biên chế của các đơn vị kiểm soát ở cấp Cục Hải quan, Chi cục, thậm chí ngay ở Cục Điều tra chống buôn lậu (Cơ quan Tổng cục) còn rất mỏng (Đơn cử như Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu – Tộng cục Hải quan hiện đang quản lý một địa bàn rộng lớn, bao trùm các tỉnh từ Bình Thuậnđến Cà Mau cũng chỉ có 23 cán bộ; Đội Kiểm soát thuộc các Cục Hải quan địa phương chỉ có khoảng 10 – 15 người. Chi cục chi khoảng 7 – 10 người).
Hiện có 13 Cục Hải quan tỉnh không có đơn vị phòng, chống buôn lậu để làm tham mưu cho lãnh đạo Cục về công tác phòng, chống buôn lậu mà chỉ bố trí cán bộ chuyên trách nằm trong khâu nghiệp vụ do vậy công tác tham mưu còn hạn chế.
Lực lượng thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan (Tình báo Hải quan); Bảo vệ quyền SHTT chưa có quy định của Bộ Tài chính về tổ chức mạng lưới và cơ chế tổ chức thu thập thông tin tình báo từ xa, ở nước ngoài. Hiện nay ở địa phương nhiều Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa có các đơn vị chuyên trách mà giao cho Phòng Tham mưu chống buôn lậu hoặc Phòng Nghiệp vụ (Nơi không có Phòng Tham mưu chống buôn lậu) và Đội Kiểm soát Hải quan kiêm nhiệm. Chưa có sự gắn kết giữa bộ phận đầu mối về tình báo Hải quan, SHTT tại Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm với Đội Kiểm soát chi cụctrong việc trao đổi thông tin, hô tại Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý vi phạm với Đội Kiểm soát chi cục trong việc trao đổi thông tin, hỗ trợ tư vấn đểgiải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Một số bộ phận cán bộ, công chức nhận thức về công tác phòng, chống buôn lậu, kiểm soát ma túy chưa đầy đủ và chưa tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Chưa coi công tác phòng, chống buôn lậu, kiểm soátma túy là nhiệm vụ chính trị quan trọng của bản thân và đơn vị. Nhiều cán bộ không yên tâm muốn chuyển làm công tác khác. Nhìn chung đội ngũ cán bộ phòng, chống buôn lậu, kiểm soát ma túy của ngành Hải quan vừa thiếu về biên chế, yếu về năng lực làm việc,số lượng công chức chuyên trách
chống buôn lậu hiện có là 1.660 người, chiếm tỷ lệ 14,70% biên chế toàn ngành là thấp so với chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm được giao và tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong những năm tới và đến năm 2020. Thực tế hiện nay chỉ có khoản 1/3 cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, làm việc có hiệu quả; 1/3 làm việc với chất lượng trung bình; Còn lại là làm việc cầm chừng, kém hiệu quả. Do đó, hiệu quả công tác nghiệp vụ thấp, số vụ việc do lực lượng chuyên trách phát hiện, xử lý không nhiều(Chiếm 17,90% theo thống kê năm 2011).
Trước thực trạng về hệ thống tổ chức của lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác này, yêu cầu xây dựng lực lượng chống buôn lậu chuyên sâu, chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất đang là đòi hỏi cấp thiết của ngành Hải quan. Để khắc phục tình trạng trên, cần kiện toàn về tổ chức, nhận sự và hoạt động đảmbảo cho các đơn vị Hải quan các cấp thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát Hải quan trong tình hình mới, trước mắt nhiên cứu sửa đồi, bổ sung Quyết định số 1016/QD-BTC ngày 11/5/2010 của Bổ trưởng Bộ tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể:
- Thành lập đơn vị chuyên trách (Cấp phòng, đội) để thực hiện công tác điều tra thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu. Đơn vị này vừa trực tiếp thực hiện hoạt động điều tra, vừa là đầu mối chủ trì tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính chỉ đạo về công tác điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự trong ngành Hải quan. Đây chính là lực lượng điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự trong ngành Hải quan. Đây chính là lực lượng điều tra chuyên trách mang tính chuyên sâu của lực lượng Hải quan để điều tra các vụ án khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Hiện nay công tác này còn thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ điều tra vì vậy hiểu quả không cao, còn nhiêu lúng túng, bất cập.
- Theo lộ trình thích hợp, tiến tới thành lập Trung tâm chỉ huy chống buôn lậu (Đơn vị tương đương cấp phòng), giám sát thường xuyên tàu, thuyền, phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa XNK... phục vụ tác tiến, chỉ huy chuyên án, đấu tranh quy mô lớn, huy động nhiều lực lượng, trang thiết bị, phương tiện trên nhiều địa bàn trong phạm vi toàn quốc.
- Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Nghiên cứu thành lập, kiện toàn các đơn vị có hệ thống dọc như sau:
+ Thành lập Phòng thu thập, xử lý thông tin ghiệp vụ Hải quan tại 09 Cục Hải quan thành phố (Là các Cục Hải quan lớn có hoạt động XNK hàng hóa lớn). 25 Cục Hải quan còn lại thành lập bộ phận thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan trong phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm.
+ Các đơn vị chuyên trách phòng chống ma túy: Thành lập 12 Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xác định là địa bàn trọng điểm về ma túy. Thành lập 21 Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Đội Kiểm soát Hải quan của 15 Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa có lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy.
+ Các đơn vị chuyên trách SHTT: Giai đoạn 2019 – 2021 thí điểm và triển khai hoạt động lực lượng riêng biệt (Gọi là Tổchống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT, có biên chếtừ 5-10 cán bộ) trực thuộc Đội Kiểm soát của 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Trị, Tây Ninh, Vũng Tàu). Giai đoạn 2022 – 2025 sau khi tổng kết rút kinh nghiệm sẽ nâng lên thành lập Đội chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền SHTT tại các đơn vị này với biên chế từ 10-15 người.