Giải pháp thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam (Trang 82 - 86)

7. Bố cục:

3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện và đồng bộ hóa các quy định pháp

luật về kiểm soát Hải quan

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng lực lượng có năng lực cao, bản lĩnh vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống buôn lậu trong tình hình mới luôn là mục tiêu đặt ra cho toàn ngành Hải quan. Hiện nay, một số cơ sở pháp lý để đảm bảo cho công tác kiểm soát Hải quan còn nhiều bất cập gây không ít khó khăn

cho công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại mà các đối tượng buôn lậu thường triệt để lợi dụng những bất cập này để buôn lậu và chống đối, đối phó với lực lượng chức năng của Hải quan. Vì cơ sở pháp lý có Luật Hải quan là văn bản bao trùm toàn bộ hoạt động của lực lượng Hải quan nói chung và lực lượng kiểm soát nói riêng, nhưng trải qua một thời gian triển khai đã bộc lộ những hạn chế cần sửa đổi (Đây cũng là quy luật tất yếu). Văn bản quy định đối với các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách phòng chống buôn lậu (Quyết định số 65/2004/QĐ-CP ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ) cũng cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Quy định về địa bàn hoạt động Hải quan còn nhiều vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Để cho công tác kiểm soát Hải quan đạt kết quả cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật như:

- Luật Hải quan tập trung vào các nội dung như địa bàn hoạt động Hải quan, thẩm quyền của cơ quna Hải quan, công chức Hải quan và các biện pháp đặc thù của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu. Bổ sung thẩm quyền ấn định thuế trong Luật quản lý thuế đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu. Quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự về thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong hoạt động điều tra, khởi tố đối với các nhóm tội phạm về ma túy, vận chuyển trái phép vũ khí, vi phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế, vi phạm môi trường (Khoảng 15 tội) thực tế hiện nay cơ quan Hải quan chỉ được khởi tố hai tội là tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 153, Điều 154 Bộ luật hình sự).

- Theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Phòng chống ma túy, Luật Quản lý thuế... cơ quan Hải quan là lực lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa XK, NK và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đang tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, thuế suất nhiều mặt hàng ngày càng giảm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, vũ khí, chất cháy, chất nổ,... qua biên giới có chiều hướng gia tăng

và diễn biến phức tạp, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan hướng tới tập trung chủ yếu là phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ mới quy định cơ quan Hải quan có thẩm quyền đều tr theo tố tụng hình sự đối với tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Mặt khác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan có nhiều loại tội phạm xảy ra thuộc biên giới, trốn thuế, rửa tiền, vi phạm quyền SHTT, hàng giả... nhưng cơ quan Hải quan lại chỉ được tiến hành khởi tố đối với 2 tội danh nói trên (Điều 153 và Điều 154 Bộ luật hình sự).

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự theo hướng tăng thẩm quyền, phạm vi hoạt động điều tra cho cơ quan Hải quan, cho phép cơ quan Hải quan tiến hành điều tra, khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với 15 loại tội phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan. Đó là những tội quy định hình phạt đối với các hành vi phạm tội thuộc chức năng quản lý nhà nước về Hải quan và có yếu tố vận chuyển trái phép qua biên giới mà các nước trên thế giới đều giao cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền khởi tố như: Điều 157 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh: Điều 161 – Tội trốn thuế; Điều 171 – Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Điều 185 – Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam. Điều 186 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, Điều 187 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Điều 194 – Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Điều 195 – Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Điều 230 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Điều 232 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Điều 233 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Điều 233 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Điều 236 – Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất phóng xạ. Điều 23 –Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc. Điều 251 – Tội rửa tiền".

- Theo quy định hiện hành, thời hạn điều tra quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự để cơquan Hải quan tiến hành điều tra là quá ngắn, không đảm bảo thời gian để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định. Do đó, kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung tăng thời hạn điều tra như sau: Đối với những vụ án quy định tại điểm a, khoản 1, điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự (Đối với tội phạm ít nghiêm trọng) thì tăng thời hạn điều tra từ 20 ngày lên 30 ngày. Đối với những vụ án quy định tại điểm b, khoản 1, điều 111 Bộ Luật tố tụng hình sự (Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp) thì tăng thời hạn điều tra từ 7 ngày lên 15 ngày.

- Theo chức năng nhiệm vụ, cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa XK, NK và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong những trường hợp đối tượng vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí ... nếu không tạm giữ ngay thì đối tượng vi phạm sẽ xuất cảnh qua biên giới, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố. Do đó, kiến nghị sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung quy định cho Hải quan có quyền bắt người, tạm giữ người là hợp lí, phù hợp với quy định của Luật Hải quan, kịp thời ngăn chặn người phạm tội bỏ ra nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm hoàn thiệc các văn bản hướng dẫn các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát Hải quan theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ tướng Chính phụ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trước mắt tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình thực hiện các biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật của lực lượng chống buôn lậu. Quy trình thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia phòng chống

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các quy định về chếđộ hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát Hải quan, biểu mẫu, ấn chỉ nghiệp vụ.

- Nghiên cứu hoàn thiện các văn bản là cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin với các Bộ, Ngành, cơ quan chức năng. Hiệp hội ngành nghề liên quan. Nhất là các quy định làm cơ sở cho việc tự động hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm trao đổi thông tin. Xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy định về nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin. Nghiên cứu xây dựng và kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản nhằm thực hiện các cam kết quốc tế trong công tác chống khủng bố, rửa tiền, hợp tác quốc tế trong kiểm soát chung, hỗ trợ hành chính, tư pháp trong lĩnh vực kiểm soát Hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của lực lượng kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu đường bộ miền nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)