5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.4. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA THUẾ
1.4.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên- Huế:
Để công tác quản lý thuế phù hợp với cơ chế quản lý thuế mới, từ chỗ cơ quan thuế chủ động tính thuế, thông báo cho ngƣời nộp thuế (NNT) số thuế phải nộp hàng tháng chuyển sang cơ chế doanh nghiệp (DN), NNT tự khai, tự nộp, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế - đã chủ động đƣa ra những giải pháp để quản lý, kiểm soát tốt các khoản thu, nguồn thu và đặc biệt là các biện pháp thanh kiểm tra chống thất thu NSNN. Ông Phạm Minh Kiên, Phó Cục trƣởng Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, để nâng cao công tác thanh kiểm tra thuế, cục thuế đã chủ động khai thác, đƣa các chƣơng trình ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế, qua đó thu thập thông tin DN từ khi nộp tờ khai và nộp thuế. Do rà soát ngay từ khâu kê khai, cơ quan thuế đã bổ sung thêm nhiều tín hiệu nghi vấn trên hồ sơ kê khai thuế, từ đó rút ra những kinh nghiệm quản lý để tiến hành phân tích thông tin chuyên sâu về kê khai thuế, phát hiện kịp thời những dấu hiệu kê khai bất thƣờng và tiến hành xử lý theo Luật Quản lý thuế. “Qua nghiên cứu, phân tích, đã chọn lọc ra các DN có dấu hiệu nghi vấn để tiến hành thanh kiểm tra đối với DN có dấu hiệu kê khai thuế không trung thực, gian lận về thuế”.
Đối với tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), hàng tháng, bộ phận kiểm tra giám sát kê khai thực hiện đối chiếu doanh số, thuế kê khai với bảng kê hóa đơn, so sánh với các tháng trƣớc, kiểm tra việc phân bổ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT, kiểm tra thuế suất của các mặt hàng, các biểu hiện tăng giảm theo thời vụ, thời điểm có biến động giá với một số mặt hàng chủ yếu nhƣ xăng dầu, sắt thép, phân bón, tân dƣợc, lƣơng thực...
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Phân tích tờ khai tập trung vào việc so sánh số liệu DN đã kê khai với quy mô, năng lực kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế; so sánh với số liệu các kỳ trƣớc, với cùng kỳ; xem xét các tín hiệu về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của các DN. Đối với những trƣờng hợp kê khai bất hợp lý, nghi ngờ gian lận thuế, bán hàng không xuất hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn khống thì đề xuất tiến hành thanh kiểm tra chống thất thu kịp thời theo từng lĩnh vực hoặc từng mặt hàng. Đối với tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, Cục Thuế thực hiện kiểm tra giám sát kê khai theo từng quý. Bộ phận kiểm tra dựa vào kết quả thực hiện của quý trƣớc, của cùng kỳ và tình hình kinh doanh thực tế để chọn ra các tờ khai bất hợp lý, có tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu giảm…để đƣa vào phòng ngừa rủi ro và lựa chọn mục tiêu thanh kiểm tra đột xuất hoặc theo định kỳ.
1.4.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Đây là đơn vị có số thu lớn thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh. Kinh nghiệm đƣợc xây dựng từ năm 2014, Cục Thuế TP. Hà Nội đã triển khai chƣơng trình kế hoạch thực hiện với 7 nhiệm vụ trọng tâm và 9 nhóm giải pháp, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra thuế là giải pháp quan trọng đƣợc quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh các nhiệm vụ chung theo kế hoạch Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế TP.Hà Nội đã tập trung triển khai các chuyên đềnhƣ: kiểm tra các DN cổ phần hóa và thoái vốn, chống chuyển giá, hoàn thuế, đối chiếu chép hóa đơn, kiểm tra chéo tại địa bàn… Theo đó, Cục Thuế TP. Hà Nội đã chủ động bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với 105 DN sắp xếp, đổi mới; Tiến hành kiểm tra tại 59 DN có phát sinh giao dịch liên kết, giảm thuế GTGT đƣợc khấu trừ 3,4 tỷ đồng, giảm lỗ 53,7 tỷ đồng, tăng thu cho ngân sách 81,8 tỷ đồng. Đồng thời, Cục Thuế cũng đã hoàn thành việc thanh tra giá chuyển nhƣợng đối với 02 DN gia công dệt may với số thuế TNDN điều chỉnh tăng 15,2 tỷ đồng.
Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hƣớng triển khai công tác thanh, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Thƣờng xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vƣớng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đối với những trƣờng hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chƣa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phƣơng án giải quyết phù hợp.
Coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.
Đối với công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, đƣợc triển khai bằng phƣơng pháp tính điểm rủi ro với 11 tiêu chí đến sử dụng 45 tiêu chí. Điểm mới trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra là giao cho 1 phòng thanh tra chịu trách nhiệm đầu mối gán điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách ngƣời nộp thuế phân tích rủi ro đƣợc công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tƣợng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch đƣợc kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bƣớc giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra.
Tăngcƣờng, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.
Xác định đây là việc làm thƣờng xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.
Tăng cƣờng công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
Việc làm này cần đƣợc thực hiện từ trƣớc khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lƣu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống cácbiểu mẫu đƣợc chuẩn hóa.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của ngƣời nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả nhƣ: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…
Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Xác định con ngƣời là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thƣơng xuyên thực hiện.
1.4.3. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 7.292 DN vừa và nhỏ đang hoạt động, đóng góp 35,43% tổng thu ngân sách của địa phƣơng. Vì vậy, để đánh giá về đóng góp của DN trong nền kinh tế và tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế, những kinh nghiệm ở Cục Thuế Thanh Hóa đó là:
Cục Thuế đƣa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác thanh kiểm tra thuế đối với DN, bao gồm: hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ công tác thanh kiểm tra (sổ tay nghiệp vụ dƣới dạng điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu); đẩy mạnh sử dụng hoá đơn điện tử và triển khai thí điểm sử dụng hoá đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
Trong số các giải pháp đƣợc đƣa ra, đề tài tập trung vào nghiên cứu, áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro, từ đó xây dựng mô hình tuân thủ của NNT vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Kinh nghiệm quản lý tuân thủ nghĩa vụ thuế ở các nƣớc OECD định nghĩa:”Tuân thủ là phạm vi mà NNT phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình, có 3 nghĩa vụ cơ bản là: Nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn; Kê khai chính
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
xác trên hồ sơ khai thuế các thông tin để xác định số tiền thuế; Nộp nghĩa vụ thuế kịp thời, đúng thời gian”. Nguyên tắc cơ bản của mô hình là, cơ quan thuế xây dựng các hoạt động để phù hợp với thái độ của NNT đối với hành vi tuân thủ. Thái độ của NNT đối với hành vi tuân thủ đƣợc chia thành 4 cấp độ: quyết tâm không tuân thủ, không muốn tuân thủ, cố gắng tuân thủ nhƣng không phải lúc nào cũng thành công và sẵn sàng tuân thủ. Đối với các cấp độ tuân thủ khác nhau, cơ quan thuế sẽ có biện pháp đối xử khác nhau để phù hợp với từng đối tƣợng NNT.
Về phƣơng pháp lựa chọn đối tƣợng thanh tra , NNT đƣợc phân loại: vi phạm nghiêm trọng; có vi phạm nhƣng không nghiêm trọng; chấp hành tốt. Thực tế cho thấy, mức độ tuân thủ có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ rủi ro. Thông thƣờng, mức độ tuân thủ cao thì rủi ro thấp và ngƣợc lại. Do vậy, cơ quan thuế sẽ chủ yếu tập trung lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra ở các cấp độ quyết tâm không tuân thủ, không muốn tuân thủ. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
Xuất phát từ kinh nghiệm quản lý tuân thủ nghĩa vụ thuế ở các nƣớc OECD và thực tiễn công địa phƣơng, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình tuân thủ của NNT để áp dụng vào công tác thanh tra, kiểm tra, bao gồm 3 nhóm: Nhóm 1 - mức độ tuân thủ hành chính, Nhóm 2 - lịch sử tuân thủ pháp luật của NNT và Nhóm 3 - mức độ rủi ro rủi ro đánh giá thông qua sự biến động về thuế và các tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính DN. Trong đó, tuân thủ hành chính là việc NNT thực hiện các quy định về thủ tục hành chính thuế nhƣ khai, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế. Cơ quan thuế căn cứ vào các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, xác định ngay đƣợc mức độ tuân thủ của NNT mà không cần phải thực hiện thanh tra, kiểm tra. Tuân thủ kỹ thuật là việc NNT căn cứ vào các quy định về giá tính thuế, phƣơng pháp tính thuế, thuế suất, các quy định về các yếu tố đƣợc loại trừ khi tính thuế …để xác định số thuế phải nộp, đƣợc miễn giảm, hoặc đƣợc hoàn trả. Cơ quan thuế phải thanh tra, kiểm tra (tại cơ quan thuế hoặc trụ sở NNT) để xác định việc thực hiện các quy định của pháp luật, để xác định số thuế phải nộp mà NNT đã kê khai là đúng hay sai.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Một trong những giải pháp quan trọng mà nhóm nghiên cứu đƣa ra là, xây dựng phần mềm nhật ký trực tuyến cho đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm mục thực hiện một cách đầy đủ, chính xác các quy trình. Phần mềm nhật ký trực tuyến đƣợc chia làm 3 phần chức năng dành cho các đối tƣợng tham gia trong quá trình thanh tra. Đối với chức năng dành cho thành viên đoàn thanh tra, cho phép thành viên đoàn nhập, sửa, xem lại tiến độ công việc đƣợc giao theo từng ngày, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra (bao gồm các công việc đã tiến hành, công việc đã hoàn thành, công việc đang tiến hành); những khó khăn, vƣớng mắc, kiến nghị và báo cáo kết quả theo từng ngày. Chức năng dành cho trƣởng đoàn thanh tra, cho phép nhập đề cƣơng và kế hoạch chi tiết của cuộc thanh tra; phân công công việc chi tiết cho các thành viên (bao gồm danh mục công việc, thời gian cần hoàn thành, kết quả cần đạt đƣợc); xem tiến độ công việc của các thành viên, rà soát các khó khăn, vƣớng mắc, kiến nghị của thành viên đoàn. Phần chức năng dành cho lãnh đạo, sẽ giúp lãnh đạo Cục Thuế giám sát đƣợc công việc thanh tra một cách thƣờng xuyên. Mọi hoạt động của đoàn thanh tra sẽ đƣợc báo cáo trên phần mềm, từ đó lãnh đạo Cục Thuế sẽ có sự điều chỉnh và xử lý phù hợp những tình huống phát sinh; đôn đốc trƣởng đoàn thanh tra hoàn thành công việc đúng đề cƣơng, đúng thời gian đƣợc duyệt. Nhật ký thanh tra thực hiện khoá sổ hàng ngày để đảm bảo việc nhập thông tin đƣợc kịp thời, chính xác.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về công tác thanh trathuế rút ra cho Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Quảng Trị
Thanh tra thuế là một chức năng cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Kinh nghiệm tổ chức công tác thanh tra thuế của các nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm về công tác thanh tra thuế của các địa phƣơng nêu trên cho thấy: dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động có khác nhau nhƣng có những điểm chung: Mỗi quốc gia đều hết sức chú trọng tới công tác thanh tra ; đều thận trọng trong việc xem xét xác định mục tiêu, đối tƣợng thanh tra. Các tiêu chí quan trọng của công tác thanh tra là gìn giữ luật pháp, hƣớng tới việc xác định đúng nguyên nhân sai phạm, tăng thu cho NSNN.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Hoạt động thanh tra đƣợc phân loại và phân cấp rõ ràng, đảm bảo khép kín và phát huy đƣợc tác dụng của tổ chức thanh tra các cấp. Công cụ đắc lực phục vụ công tác thanh tra là khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lƣợc phát huy nhân tốcon ngƣời trong việc tham gia hoạt động thanh tra. Kết luận thanh tra đƣợc thực thi nghiêm túc bởi hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc cùng vào cuộc.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và cải cách công tác thanh tra thuế tại một số nƣớc trên thế giới và một số địa phƣơng, những nội dung có thể vận dụng để thực hiện thành công chƣơng trình cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế ở Việt Nam nói chung và ở Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nói riêng trong thời gian tới, đó là:
Xây dựng mô hình tổ chức thanh tra thuếtheo hƣớng chuyên môn hoá cao, cơ cấu theo hƣớng chuyên môn sâu, hình thành các bộ phận nhỏ chịu trách nhiệm một