5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA THUẾ ĐỐ
3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức bộ máy, tuyên truyền pháp luật về thanh kiểm tra thuế
3.2.1.1 Về tổchức bộ máy thanh kiểm trathuế
Do chức năng, nhiệm vụ của công tác thanh tra và kiểm tra thuế có sự tƣơng đồng, nên cần phải sáp nhập 2 bộ phận này trở thành 1 bộ phận và quy định lại chức năng nhiệm vụ. Chức năng thanh tra thuế có lĩnh vực sâu hơn đó là điều tra, thu thập chứng cứ; thời gian kéo dài, hoặc thanh tra trong phạm vi rộng hơn đó là khiếu tố, khiếu nại, tố cáo. Thanh tra thuế, kiểm tra thuếsáp nhập sẽ làm tinh gọn bộ máy ngành thuế, tạo điều kiện cho Ngành thuế cải cách tốt thủ tục hành chính, xây dựng lại quy trình thanh kiểm tra đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn.
Chất lƣợng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt công nghệ, ứng dụng phần mềm về thanh tra thuế là hết sức quan trọng. Đảm bảo trên 90% cán bộ thanh kiểm tra có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt và hiểu biết thực tiễn; hiểu và vận dụng tốt các luật thuế; 100% cán bộ thanh kiểm tra phải đƣợc đào tạo nghiệp vụ thanh tra viên; thông thạo các chuẩn mực kế toán và chuyên sâu kế toán doanh nghiệp; sử dụng tốt các phần mềm kế toán; TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Thông qua việc triển khai ứng dụng nhật ký thanh tra, kiểm tra điện tử, cơ quan thuế có thể ghi nhật ký hoạt động của đoàn thanh tra, kiểm tra thuế. Từ đó, có thể tăng cƣờng giám sát các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, giúp các cấp lãnh đạo quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, Quy tắc ứng xử của công chức thuế. Xây dựng Quy trình áp dụng đối với lãnh đạo cơ quan thuế, lãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp trƣởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế và các công chức tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra thuế nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế và ý thức kỷ luật của lãnh đạo, thành viên đoàn kiểm tra; tình hình thực hiện nhiệm vụ để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm thực hiện đúng nội dung theo kế hoạch thanh tra đã đƣợc phê duyệt.
Quy trình sẽhỗ trợ lãnh đạo cơ quan thuế, lãnh đạo bộ phận quản lý trực tiếp trƣởng đoàn thanh tra, hoặc công chức đƣợc giao giám sát hoạt động của đoàn thực hiện giám sát hoạt động của đoàn theo quy định.
3.2.1.2 Tuyên truyền pháp luật về công tác thanh kiểm tra thuế
Qua lấy ý kiến đánh giá đối tƣợng điều tra, nhận thấy công tác tuyên truyền pháp luật trong công tác thanh kiểm tra thuế là một trong những khâu then chốt để nâng cao tính tuân thủ Pháp luật, tính đồng bộ, tính công khai, minh bạch, dân chủ, lành mạnh của công tác thanh tra thuế hiện nay; Tuyên truyền pháp luật trong xử lý vi phạm về thanh kiểm tra thuế còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho ngƣời nộp thuế nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Thƣờng xuyên vừa có sự vận động tuyên truyền, vừa có tính răn đe, giáo dục ngƣời vi phạm, thiết lập trật tự, kỷ cƣơng xã hội. Do trong thời gian qua nguyên tắc xử lý vi phạm thuế chƣa đầy đủ; các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm thuế trong nhiều lĩnh vực chƣa đƣợc bổ sung, thay thế kịp thời dẫn tới tình trạng không thể triển khai trong thi hành. Hệ thống thuế cũng nhƣ Luật thanh tra chƣa tạo lập công bằng, rõ ràng, minh bạch, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế. Nội dung này làm cho các ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp mang ý nghĩa tiêu cực, thụ động bởi áp lực về gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi buôn lậu và gian lận thuế.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Phƣơng pháp tuyên truyền pháp luật về thanh tra thuế dựa trên các nền tảng đó là: Chính sách thuế của nhà nƣớc; Phƣơng tiện truyền thông; Ngƣời nộp thuế và Ngƣời thực thi pháp luật. Ngƣời thực hiện pháp luật dù làm có tốt đến đâu, nhƣng không có thông tin, không đối thoại, tiếp xúc; không tuyên truyền vận động thì Pháp luật đó không đƣợc sự ủng hộ, nhất trí của số đông; Đồng thời theo kết quả lấy ý kiến đánh giá của đối tƣợng điều tra; Tác giả kiến nghị trong đề tài này, điểm mấu chốt để đổi mới, hoàn thiện và vận hành tốt công tác thanh kiểm tra là con ngƣời thi hành công lý (ngƣời làm công tác thanh tra). Họ phải đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ; có năng lực, đạo đức, có tƣ duy và kinh nghiệm sống. Số cán bộ này phải đƣợc tuyển chọn, phù hợp với các vị trí phù hợp.
3.2.2 Các giải phápthanh kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
3.2.2.1 Phương pháp đối chiếu nghiệp vụ qua TKT công tác hạch toán kế toán
- Kiểm tra việc khai khống tiền lƣơng, tiền công trong hoạt động XDCB, hoạt động tƣ vấn thiết kế; tiền chi phí bốc dỡ, vận chuyển trong hoạt động thƣơng mại. Các chi phí liên quan đến dịch vụ quảng cáo, lễ tân khánh tiết; chi phí công trình, chi phí đấu thầu đơn vị hạch toán vào một số tài khoản: Chi phí bán hàng; chi phí quản lý; chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công; chi phí máy thi công; chi phí chung; chi phí dài hạn .v.v và một số chi phí trực tiếp khác không hợp lý.
Đối với hoạt động XD, lắp đặt, tƣ vấn thiết kế cần kiểm tra các chi phí vƣợt trên mức bình thƣờng (các chi phí đƣa vào hạch toán không phù hợp với giá trị mời thầu, đấu thầu và nghiệm thu thực tế), trong đó phải kể đến các chi phí trực tiếp liên quan đến nhóm các tài khoản đã nêu trên.
Doanh nghiệp không sử dụng nhóm tài khoản để hạch toán chi tiết các khoản chi phí kế toán thì quá trình thanh kiểm tra phảiyêu cầu đơn vị cung cấp các sổ chi tiết liên quan trƣớc khi hạch toán vào tài khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang ”. Trong trƣờng hợp đơn vị không cung cấp chứng từ sổ sách thì yêu cầu cung cấp hồ sơ dự toán, nghiệm thu, đồng thời yêu cầu bộ phận kỷ thuật, thiết kế tại doanh nghiệp tham gia tính toán, xác định lại khối lƣợng, đơn giá vật tƣ, vật liệu, định mức thi công để xác định đúng chi phí, giá vốn hạch toán công trình.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Về kiểm tra các chi phí khấu hao: Đối với TSCĐ có giá trị còn lại nhỏhơn 30 triệu phải chuyển về TK "chi phí dài hạn" để phân bổ tối thiểu trong thời gian 3 năm, nhƣng nhiều doanh nghiệp vẫn không thực hiện, nhiều TSCĐ ghi sổ thấp hơn 30 triệu đến nay doanh nghiệp vẫn tiếp tục trích khấu hao TSCĐ là sai quy định, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chí phí trong kỳ kế toán, giảm lợi nhuận kế toán và dẫn đến giảm thuế TNDN. Do vậy quá trình kiểm tra cần phải chú ý trƣờng hợp này (Qua kết quả thanh kiểm tra thuế 2016-2017, thƣờng rơi vào các doanh nghiệp xây dựng và thƣơng mại tổng hợp có xe vận tải, máy móc thiết bị, hoặc các đơn vị sản xuất có dây chuyền sản xuất nhỏ …đã sử dụng nhiều năm nay gần hết thời gian khấu hao, giá trị thấp, nhƣng đơn vị vẫn không chuyển về chi phí dài hạn mà vẫn tiếp tục trích KHTSCĐ không đúng quy định).
- Về trích lập dự phòng: Tập trung thanh kiểm tra các DN trích lập dự phòng không đúng quy định, nhất là dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tiền lƣơng, dự phòng phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm (các khoản trích lập thƣờng gặp nhất tại các DN trên địa bàn Quảng Trị). Khi kiểm tra chú ý việc giá trị hàng hóa tồn kho đầu năm và cuối năm; sau đó đối chiếu với giá hàng hóa bán ra, nếu hàng hóa bán ra cuối năm ổn định, nghĩa là đơn vị trích lập dự phòng không đúng quy định. Đối với khoản dự phòng tiền lƣơng, nhiều đơn vị trích lập để phục vụ trích thƣởng, khen thƣởng năng suất lao động hoặc chi vào các mục đích khác không mang tính chất tiền công tiền lƣơng đều phải loại trừ khi tính thuế TNDN.
Nhiều đơn vị trích lập dự phòng trong năm báo cáo, nhƣng năm tài chính không có biến động và phát sinh các chi phí vẫn không thực hiện hoàn nhập. Do vậy trong quá trình kiểm tra phải thực hiện hoàn nhập các khoản dự phòng nói trên để tính truy thu thuế TNDN.
- Về chi phí lãi vay: Phải nghiên cứu theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 16 “Chi phí đi vay” có nêu rõ TSCĐ trong giai đoạn đầu tƣ phải đƣợc vốn hóa. Tuy nhiên trong thực tế nhiều doanh nghiệp (XDCB), mua tài sản, hoặc đang trong thời kỳ đầu tƣ XDCB nhƣng vẫn hạch toán một phần lãi vay vào chi phí kinh doanh làm giảm thu nhập chịu thuế, gây thất thu về thuế TNDN.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Một số doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con (hoặc Công ty và chi nhánh trực thuộc), nguồn vốn đầu tƣ là công ty mẹ, các công ty con đƣợc thành lập mới từ dự án đầu tƣ trong thời kỳ miễn thuế TNDN, nhƣng quá trình hạch toán, chi phí lãi vay đƣợc hạch toán tập trung vào công ty mẹ), rõ ràng đây là một hiện tƣợng gian lận trốn thuế TNDN cần phải đƣợc xử lý chặt chẽ.
- Đối với khoản tiền hoa hồng, chiết khấu: Quá trình kiểm tra phải xem ký Hợp đồng mua bán (và phụ lục hợp đồng), đối chiếu với sao kê Ngân hàng về trƣờng hợp chuyển tiền hoa hồng, chiết khấu; đồng thời xem xét các khoản bù trừ công nợ (nếu số phải trả thấp hơn giá trị hàng mua thì phải kiểm tra xem xét, xác định rõ nguyên nhân.
Trong trƣờng hợp trên hợp đồng ghi rõ tiền chiết khấu, hoa hồng đƣợc hƣởng nhƣng đơn vị không hạch toán Thu nhập chịu thuế thì đề xuất cử cán bộ xác minh đơn vị bán hàng ngoại tỉnh và xác minh các tài khoản vãng lai.
- Về kiểm tra doanh thu:
Đối chiếu các tài khoản có liên quan nhƣ tài khoản phải thu của khách hàng ; tài khoản phải thu nội bộ; tài khoản phải thu khác...(các TK này sau khi xác định doanh thu chƣa có thuế, nếu thuế suất là 10% thì chia 1,1, nếu hàng hóa dịch vụ có thuế suất 5% thì chia 1,05) nếu lớn hơn TK 511 "doanh thu bán hàng" thì phải tiến hành kiểm tra tìm nguyên nhân chênh lệch.
Đối với công trình XDCB, hoặc kinh doanh thƣơng mại: Khi bên có TK phải thu của khách hàng có khoản công nợ phải trả lớn hơn so với bên nợ, khi đó cán bộ kiểm tra phải đối chiếu các khoản công nợ nói trên. Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tƣ đã chuyển tiền nghiệm thu thanh toán nhƣng nhà thầu chƣa làm biên bản nghiệm thu, hoặc chƣa xuất hóa đơn và kê khai thuế. Nhiều đơn vị đã hạch toán chi phí hết trong năm quyết toán nhƣng vẫn không xuất hóa đơn để tìm cách hoãn nộp thuế TNDN sai chế độ quy định.
- Kinh nghiệm về kiểm tra doanh thu, xác định thu nhập chịu thuế: Hình thức dấu doanh thu đặc trƣng nhất trong hoạt động thƣơng mại thông qua kiểm kê hàng hóa tồn kho. Do vậy qua trình thanh kiểm tra thuế cần chốt số liệu hàng hóa tồn
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
kho cuối kỳ để xác định lƣợng hàng hóa xuất bán, qua kiểm tra thực tế, nhiều doanh nghiệp thƣơng mại kê khai hàng tồn kho trên sổ cao hơn thực tế, từ đó xác định đƣợc số lƣợng hàng bán chƣa xuất hóa đơn. Đồng thời ngƣợc lại, khi kiểm kê tồn kho có giá trị lớn so với số liệu ghi sổ kế toán thì cán bộ thanh kiểm tra cần xem xét đối chiếu và coi đây là số lƣợng hàng hóa để ngoài sổ sách, biểu hiện của việc vi phạm gian lận thƣơng mại trốn thuế cần phải kiên quyết xử lý theo luật định.
3.2.2.2 Thanh kiểm tra tình trạngrủi ro cao về sử dụng hóa đơn, chứng từ
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nƣớcvề sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng nhằm để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, các doanh nghiệp này không đƣợc tự in hóa đơn. Tập trung quản lý thuế đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản xuất khẩu, sử dụng thu mua hàng hóa tại các địa phƣơng không có nguồn nguyên liệu; DN mới thành lập đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhƣng có vốn đăng ký thấp; DN có quy mô kinh doanh bất hợp lý; DN có hoạt động giao dịch thanh toán qua Ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ…
3.2.2.3 Thanh kiểm tra về buôn lậu và gian lận thương mại trốn thuế
Buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả luôn tồn tại trong doanh nghiệp. Cần phải có biện pháp thanh kiểm tra để ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tính tuân thủ Pháp luật, cũng là đòn bẩy kích thích sản xuất, kinh doanh . Để nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, giải pháp cần đặt ra là:
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò của các cơ quan thông tin báo chí trong việc đấu tranh lên án, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, các hành vi buôn lậu, gian lận thƣơng mại, Rà soát nắm bắt thông tin, phối hợp, đánh giá tình hình, qua đó xây dựng kế hoach thanh kiểm tra sát với thực tế. Thanh kiểm tra phỉ có sự liên kết, phối hợp với các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trƣờng, Biên phòng…để điều tra, xác minh, nhân mối, lập chứng cứ, hồ sơ để xử lý vi phạm. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Thanh kiểm tra trong lĩnh vựcbuôn lậu, gian lận thƣơng mại phải có sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trốn thuế, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ngƣời đứng đầu trongcông tác này để nâng cao hiệu quả thực hiện.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thanh kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nhƣng phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, không để các đối tƣợng lợi dụng kẽ hở để buôn lậu, trốn thuế; thanh tra xử lý kịp thời các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách; thu hồi số thuế bị doanh nghiệp chiếm đoạt, số thuế đã hoàn. Tập trung phân tích rủi ro, đƣa các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế (gồm các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển giá, mô hình công ty me, công ty con, doanh nghiệp chuyên hoàn thuế, thƣờng xuyên khai báo lỗ…) , xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra theo chuyên đề thƣờng xuyên, hoặc đột xuất theo diễn biến kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp này.
3.2.2.4 Thanh tra việc thực hiện khiếu nại, tố cáo đối với doanh nghiệp
Để thƣc hiện tốt công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tăng cƣờng tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; kiểm tra nội bộ để kịp thời nắm bắt các quy định mới về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Áp dụng đầy đủ, đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại. Tại các quyết định giải quyết khiếu nại không trích dẫn các