2.2.1 Bối cảnh thực tế về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 2.2.1.1. Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội
Tín dụng chính sách là tín dụng ưu đãi, sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Đối tượng phục vụ của tín dụng chính sách tại VBSP là: hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn đề giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
2.2.1.2. Hình thức cho vay
Hiện nay, VBSP thực hiện cho vay qua hình thức cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp, trong đó chủ yếu là nghiệp vụ cho vay ủy thác. VBSP và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ký kết theo các cấp từ trung ương đến xã). UBND xã ra quyết định thành lập Tổ TK&VV theo địa bàn thôn xóm, giao cho một tổ chức chính trị - xã hội quản lý, ban quản lý tổ gồm: tổ trưởng, tổ phó, thư ký. VBSP cho vay ủy thác qua các cấp hội và Tổ TK&VV.
Sơ đồ 2.1 Quy trình vay ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội
- Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, đối tượng tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV. Viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV;
- Bước 2: Tổ TK&VV cùng Hội đoàn thể tổ chức họp tổ để bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên gửi Ban xóa đói giảm nghèo và trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã;
- Bước 3: Sau khi được UBND cấp xã xác nhận và phê duyệt danh sách hộ đề nghị vay vốn, Tổ TK&VV gửi hồ sơ cho VBSP;
- Bước 4: VBSP xét duyệt cho vay và thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, thông báo lịch giải ngân và địa điểm giải ngân cho UBND cấp xã;
- Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội đoàn thể cấp xã; - Bước 6: Tổ chức Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV;
- Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân;
- Bước 8: Cán bộ VBSP tới địa điểm giải ngân đã thông báo thực hiện quá trình giải ngân, có sự chứng kiến của cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ Ban xóa đói giảm nghèo xã, phường.
2.2.1.4. Rủi ro tín dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội
Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nuớc, Ngân hàng, các TCCT - XH và Tổ TK&VV tạo thành một mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách phục vụ nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác là một mô hình quản lý vừa tận dụng đuợc tiềm lực to lớn về nhân lực, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, vừa là một giải pháp chiến luợc lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt động của VBSP. Tuy nhiên, đây là mô hình mới vẫn đang quá trình vừa thực hiện, vừa hoàn thiện nên còn tồn tại những lỗ hổng, việc phối kết hợp giữa các bên chua ăn khớp, nhiều phần công việc còn chồng chéo.
Việc lập hồ sơ, bình xét cho vay ở Tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn vay do tổ chức đảm nhận 100%, ngân hàng kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch, chuơng trình, thu lãi do tổ đảm nhiệm,... trong khi đó trình độ khách hàng vay vốn đa phần là dân trí thấp. Ban thuờng vụ hội, ban quản lý tổ đuợc tập huấn các nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm nhung không có chuyên môn nghiệp vụ nên hạn chế nhiều. Đây chính là lý do dẫn đến xâm tiêu, vay hộ, vay ké, sử dụng vốn vay sai mục đích,. làm cho các món vay rủi ro cao.
Với đặc điểm của tín dụng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, sử dụng đồng vốn của Nhà nuớc và các tổ chức khác, đối tuợng phục vụ là hộ nghèo, các đối tuợng chính sách khác ít có hiểu biết, do vậy thủ tục vay vốn không thể ruờm rà, khó khăn trong tiếp cận với vốn vay. Tuy nhiên, các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cần đảm bảo mang đồng vốn tín dụng chính sách phục vụ tới đúng đối tuợng, có khả năng thu hồi đuợc, giúp đỡ cho các đối tuợng vuợt khó, thoát nghèo là một bài toán đặt ra với VBSP để tránh các rủi ro tín dụng đã đề cập nhu trên.
2.2.1.5. Cơ sở pháp lý về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Hiện nay, kiểm soát nội bộ của VBSP đuợc thực hiện theo văn bản quản trị điều hành gồm:
- QĐ số 158/QĐ-HĐQT ngày 07/4/2003 của HĐQT về tổ chức và hoạt động của hệ thống KTKTNB
- Văn bản 9299/NHCS-KTNB ngày 24/12/2019 về hướng dẫn phương pháp, quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát nội bộ thay thế văn bản số 1956/NHCS-KTNB ngày 10/10/2007 đảm bảo phù hợp hơn với cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống KTKSNB theo Quyết định số 75/QD-HĐQT ngày 06/11/2018.