Xuất, khuyến nghị

Một phần của tài liệu 0588 hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114)

4.2.3.1. Đối với Nhà nước

Các văn bản pháp luật về VBSP được ban hành như Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017, Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22/1/2003 về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình tín dụng ưu đãi được ban hành tương đối đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động của

VBSP. Tuy nhiên, việc thiết lập và vận hành của VBSP hiện vẫn chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể.

Hiện nay, các quy định về KSNB, KTNB vẫn chỉ được lồng ghép trong Luật kế toán 2015 mà chưa xây dựng Luật KTNB, KSNB hay Chuẩn mực KTNB (Năm 2019, Bộ Tài chính mới chỉ ban hành dự thảo Chuẩn mực KTNB Việt Nam). VBSP vẫn đang tổ chức, hoạt động KSNB, KTNB theo Thông tư 44/2011/TT-NHNN ban hành ngày 29/12/2011 về quy định hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức tính quan trọng của KSNB đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và VBSP nói riêng.

Qua đó, tác giả đề xuất, Chính phủ cùng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và sớm ban hành các quy định pháp lý phù hợp với thực tiễn hoạt động của VBSP, ngân hàng tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần chỉ đạo ban hành Luật, Nghị định quy định cụ thể về KSNB, KTNB tạo điều kiện xây dựng KSNB nghiệp vụ tín dụng hữu hiệu và hiệu quả.

4.2.3.2. Đối với cơ quan chức năng Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tuy NHNN đã ban hành thông tư Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, NHTM, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/11/2011, thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018) nhưng các quy định này hoặc đã cũ, hoặc không áp dụng trong VBSP. Do vậy, NHNN cần sớm sửa đổi, cập nhật quy định, hướng dẫn và vận hành KSNB, KTNB đối với VBSP phù hợp đặc thù hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, NHNN cần chú trọng tới công tác thanh tra, phúc tra dưới nhiều hình thức nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. NHNN cũng cần có nội dung thanh tra phù hợp đảm bảo kiểm soát được ngân hàng, ngăn chặn rủi ro mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Đứng ra làm trung gian tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu học hỏi trao đổi kinh

nghiệm giữa các ngân hàng để tạo môi trường kiểm soát chung trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Đối với Bộ Tài chính

Cần thành lập Hội Kiểm toán viên nội bộ nhằm tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống văn bản pháp luật từ Luật đến Nghị định, Thông tư, chuẩn mực KTNB, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ KSNB, KTNB để hoạt động này được chuyên nghiệp, mang lại giá trị cho các tổ chức. Bộ cần thiết kế, tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức và quy định về chuẩn mực vị trí lãnh đạo có hiểu biết về KSNB để cán bộ lãnh đạo có kiến thức đầy đủ và hiểu được tầm quan trọng của KSNB trong đơn vị mình. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp và cập nhật với thực tế hiện nay.

Đối với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Phối hợp với các bộ xây dựng, nghiên cứu, ban hành các chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được cập nhật và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn UBND các cấp trong việc điều tra, rà soát nhằm bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách làm căn cứ cho việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Rà soát lại các chính sách về hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội có liên quan đến chính sách tín dụng đảm bảo tính thống nhất về đối tượng thụ hưởng, nguồn vốn thực hiện, tránh chồng chéo, trùng lặp giảm hiệu quả của chính sách. Có chế độ tiền lương phù hợp đối cán bộ VBSP nhất là đối với cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cán bộ thuộc bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ để người lao động yên tâm công tác, không có những hành vi không tốt.

Đối với Bộ thông tin và truyền thông

Có sự tuyên truyền chính sách tín dụng của Nhà nước rộng rãi tới toàn dân để các đối tượng nắm được chủ trương chính sách tín dụng cũng như trách

nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho nhà nước. Nhấn mạnh đây là chương trình cho vay tín dụng không phải là chương trình phúc lợi để đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách không có tâm lý ỷ lại trong việc cho vay. Ngoài ra, Bộ cần xây dựng cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn quốc làm cơ sở dữ liệu tra cứu, bình xét đúng đối tượng cho vay, tránh rủi ro cho vay tới các đối tượng không phù hợp.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp

Tổ chức điều tra, quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác nhằm điều chỉnh, bổ sung danh sách kịp thời để có căn cứ xác nhận đối tượng đến vay vốn VBSP. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các chương trình tín dụng và hoạt động của VBSP. Đối với cán bộ hội, cán bộ trong ban xóa đói giảm nghèo, tổ trưởng tổ TK&VV, trưởng thôn phải có sự phân chia trách nhiệm vụ thể bằng văn bản, gắn quyền lợi kèm với trách nhiệm. Nâng cao công tác kiểm tra và giám sát, chấn chỉnh kịp thời những sai trái khi thực hiện công việc.

Đối với Hội đoàn thể nhận ủy thác

Thực hiện tốt 6 công đoạn giữa cấp hội và VBSP đã thỏa thuận. Các TCCT-XH cần bố trí cán bộ chuyên trách để có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng và tập trung thực hiện nhiệm vụ đã cam kết với VBSP. Nâng cao năng lực, hiệu quả, kiểm tra, giám sát các TCCT-XH cấp dưới và Tổ TK&VV trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác. Làm tốt trách nhiệm trong việc bình xét đối tượng được vay vốn ưu đãi, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả, thực hiện trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Ban quản lý tổ TK&VV cần liên tục củng cố, kiện toàn hoạt động để đáp ứng được yêu cầu quản lý vốn tín dụng ngày càng tăng. Thực hiện việc bình xét, xếp loại hoạt động Tổ hàng năm để có khen thưởng động viên phù hợp, nhân rộng kinh nghiệm quản lý và có biện pháp hỗ trợ các Tổ hoạt động yếu kém. Chủ động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác thông qua đào tạo tập trung, đào tạo 1:1 có sự phối hợp với VBSP.

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

- về phương thức cho vay: Tùy từng trường hợp cụ thể, VBSP có thể áp dụng phương thức trả gốc làm nhiều kỳ vào hàng tháng để tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng doanh số thu nợ, doanh số cho vay và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Về trích lập dự phòng rủi ro: Cần có có tỷ lệ trích lập rủi ro theo phân loại nợ. Việc trích lập rủi ro này nên đưa về Chi nhánh có trách nhiệm trích lập và xử lý. Khi có sự thay đổi về tỷ lệ trích thì Chi nhánh là đơn vị hiểu và quản lý rõ nhất, công tác xử lý rủi ro sẽ hiệu quả hơn.

- Về xếp loại tín dụng: Hiện nay, VBSP xếp loại nợ quá hạn đều vào mục “nợ quá hạn” mà không có sự phân biệt đó là nợ quá hạn mới bắt đầu hay nợ xấu có khả năng mất vốn để có biện pháp quản lý thích hợp. Do vậy, VBSP cần xây dựng quy định rõ trong việc phân chia nhóm nợ cũng như việc phân loại tín dụng đối với các khoản vay.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến thủ tục, hồ sơ vay vốn gọn nhẹ, thuận tiện, dễ đọc hiểu cho người vay, đảm bảo tính pháp lý các chương trình tín dụng nhưng vẫn có sự kiểm soát trong hồ sơ.

- Đầu tư phát triển mạng lưới, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, chế độ báo cáo chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo thông tin được truyền tải đầy đủ, an toàn bảo mật. Thực hiện các chương trình đào tạo về đạo đức nghiệp vụ, công nghệ thường xuyên và cập nhật để cán bộ nắm rõ các chương trình tín dụng và hiểu trách nhiệm bản thân.

- Hệ thống hóa và ban hành sổ tay nghiệp vụ tín dụng về các chương trình tín dụng, quy định, hướng dẫn các bước thực hiện tới cán bộ VBSP, đơn vị nhận ủy thác và các khách hàng tới vay vốn.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh, PGD, phân công trách nhiệm rõ ràng của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngoài ra, bộ phận Quản lý và xử lý nợ rủi ro thường xuyên phân tích, đánh giá nguyên nhân nợ xấu và các loại rủi ro đã

phát hiện cũng như rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng tại VBSP.

4.3. Hạn chế của nghiên cứu, hướng nghiên cứu trong tương lai

Do hạn chế về thời gian và năng lực, trong quá trình thực hiện khảo sát, tác giả

đã gửi phiếu khảo sát đến 138 người là lãnh đạo, cán bộ tại Hội sở chính và Chi nhánh. Với số lượng phản hồi gửi về là 51/138 (tỷ lệ 36,96%) chưa cao chính là hạn chế của cuộc khảo sát này. Các câu hỏi nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở tính

khái quát dựa vào các thành phần của KSNB theo COSO 2013.

Từ những hạn chế của bài nghiên cứu này, hướng nghiên cứu trong tương lai gần đó là:

- Tiếp tục hoàn thiện KSNB nói chung và KSNB nghiệp vụ tín dụng nói riêng để cập nhật thường xuyên theo sự phát triển của các chương trình tín dụng chính sách tại VBSP.

- Bổ sung nghiên cứu KSNB theo chuẩn mực Basel II nhằm xem xét có thực hiện áp dụng chuẩn mực này vào VBSP có phù hợp và nâng cao hiệu quả của KSNB nghiệp vụ tín dụng chính sách hay không?

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trên cơ sở lý thuyết tại Chương 1, phương pháp nghiên cứu tại Chương 2 và thực trạng của KSNB tại VBSP ở Chương 2, tại Chương 3 này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP dựa trên 5 nhân tố của KSNB.

Đối với môi trường kiểm soát, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện

chính sách về mặt nhân sự, mô tả chức danh đối với từng vị trí công việc, chế độ đào tạo, văn bản quy định về xử lý sai phạm đối với cán bộ khi xảy ra sai sót hay gian lận.

Đối với quy trình đánh giá rủi ro, tác giả đưa quy trình đánh giá với các bước xác lập mục tiêu; nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng; tìm biện pháp khắc phục; nhận diện các thay đổi trong nghiệp vụ tín dụng nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.

Đối với hoạt động kiểm soát, tác giả đề xuất việc hoàn thiện, rà soát, xây dựng hồ sơ quy trình nghiệp vụ, cẩm nang hướng dẫn chi tiết các phần hành trong nghiệp vụ tín dụng tới từng cán bộ tác nghiệp. Nâng cao cơ chế kiểm tra, tự kiểm tra và cảnh báo hệ thống áp dụng công nghệ tin học trong hoạt động kiểm soát, có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng trong quy trình tín dụng.

Đối với hệ thống thông tin và truyền thông, VBSP cần xây dựng hướng dẫn về sử dụng mạng nội bộ trong việc trao đổi phản ánh, góp ý với các phòng/ban, Chi nhánh. Xây dựng hệ thống báo cáo tích hợp trích xuất dữ liệu nhanh chóng từ nguồn dữ liệu tín dụng sẵn có để phục vụ kịp thời cho công tác báo cáo và ra quyết định chiến lược. Ngoài ra, VBSP cần đa dạng các thông tin đường dây nóng cả nội bộ và bên ngoài.

Đối với giám sát các kiểm soát, VBSP cần tập trung xây dựng 03 tuyến phòng thủ cho tổ chức đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tách bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh về biên chế của Hội sở chính để đảm bảo tính khách quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ luôn cần nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm

soát tại Chi nhánh và Phòng giao dịch.

Có thể thấy rằng, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và chứa nhiều rủi ro trong ngân hàng, do vậy việc xây dựng KSNB nghiệp vụ tín dụng là nhu cầu thiết yếu trong hoạt động của VBSP. Để nâng cao tính khả thi các giải pháp tác giả đua ra, tác giả cũng có những khuyến nghị đối với cơ quan quản lý, các bộ, ngành, các hội đoàn thể liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý chung và đồng bộ để thực hiện các giải pháp đua ra.

1. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán số 315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

2. Chính phủ (2002), Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

4. Hoàng Trung Công (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ.

5. Hoàng Thị Hoàng Anh (2018), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, Chi nhánh Hàng Trống, Luận văn thạc sĩ.

6. Lê Văn Dũng (2017), Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ.

7. PGS. TS Nguyễn Phú Giang (2014), Giáo trình Kiểm toán nội bộ, NXB Tài chính.

8. Lê Ngọc Hải (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ.

9. Nguyễn Thị Lan Hương (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên 2017, 2018.

11. Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2017, 2018, 2019.

12. Ngân hàng Chính sách xã hội, Học viện ngân hàng (2017), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Ngân hàng Chính sách xã hội 15 năm một chặng đường.

STT Câu hỏi

___________Ket quả khảo sát___________ Hoàn toàn khôn g đồng ý Không đồng ý Khôngý kiến Đồngý Hoàn toàn đồng ý I Môi trường kiểm soát_______

1

Theo anh/chị, Ban lãnh đạo của

VBSP coi trọng công tác kiểm tra, KSNB trong việc chấp hành

18/5/2018 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. Quốc hội (2013), Luật kế toán số 88/2015/QH13.

16. Đồng Thị Như Quỳnh (2019), Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ.

17. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2018), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại

Một phần của tài liệu 0588 hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NH chính sách xã hội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w