Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu 0552 giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

a, Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh: NHTMCP Kỹ Thương hoạt động theo mô hình như sau: Hội sở chính -> chi nhánh cấp 1( siêu chi nhánh) ÷ chi nhánh cấp 2 -> Phòng giao dịch. -Hội sở chính:

Hội sở chính bao gồm các cơ quan đứng đầu Ngân hàng và các phòng ban tham mưu: Đại Hội Cổ Đông -> Hội Đồng Quản Trị -> Ban Tổng Giám Đốc -> Các Khối. Sơ đồ tổ chức cụ thể như sau

Hci Bòng Otián Trĩ

Đại Hói Bông Cõ Bóng Tong ũ iÉm Đốc Ban Dieu Hành Ban Trv lý HEiQT Han Hj⅛n soãrt Kicm íDan nãĩ bộ KfWi DlEh Wll Njpn. hang vá Tai Ctifrti ca Finan KiIOI Khacn hâng dD□rh Γ∣m∣0 p KtVI MgatI hang Inan bufl∏ Khôi Ban tung và Ktffih phán pnõi Khõl NguanTOFIi va TlI ■trường tai CtWIh Khc-J Tuan ItIU, QTHFI hoại FlnnRi Wi Ptiap chẽ KiWM QuaffI tn rũi ra TiJJJrJ, . .KhỂI . Kl“' jf⅛>⅛ . Qong Oflti é Ouan In và (⅛ut, . .. πbje"1 m* λjπb

ván hanh Ohanhrc tħUcπ⅛g

'ưtTn h⅛u

Knh IOlCfl

VU FlOi bá

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Techcombank(Nguồn: báo cáo thường niên)

Các khối được chia theo chức năng nhiệm vụ hoặc nhóm khách hàng như khối khách hàng doanh nghiệp, khối Ngân hàng bán buôn, khối bán lẻ, khối bán hàng và kênh phân phối (S&D), khối quản trị nguồn nhân lực, khối quản trị rủi ro,khối vận hành và công nghệ.... có trách nhiệm làm chiến lược, chính sách chung và kiểm tra kiểm soát hoạt động của toàn hệ thống.

Trong mỗi khối lại chia ra các trung tâm trực thuộc để hỗ trợ hoạt động cho khối đó.

- Chi nhánh:

Các chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện trực tiếp các hoạt động cho vay, huy động vốn. Đứng đầu là Giám đốc / Phó giám đốc chi nhánh điều

hành các phòng ban của chi nhánh dưới sự quản lý của giám đốc khối S&D và sau đó là Ban Tổng giám đốc.

Cơ cấu phòng ban tại chi nhánh được chia như sau:

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân.

- Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh.

- Phòng kế toán giao dịch & kho quỹ.

Cách thức quản lý chi nhánh và báo cáo nội bộ giữa chi nhánh và hội sở chính:

Giám đốc khối S&D có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động kinh doanh lên Ban Tổng giám đốc. Các chính sách, đường lối kinh doanh của Ngân hàng do các phòng ban trên Hội sở chính tham mưu cho Ban Tổng giám đốc và giám đốc khối S&D. hiện tại TCB chia làm 16 vùng, mỗi vùng lại có nhiều chi nhánh/ siêu chi nhánh, các chi nhánh lại chia thành nhiều phòng giao dịch để việc quản lý cũng như tiếp cận khách hàng được dễ dàng hơn.

Các phòng ban trên Hội sở phối hợp, hỗ trợ chi nhánh trong một số hoạt động khác như: Marketing, tuyển dụng nhân sự, đào tạo, tín dụng, ngoại hối, thanh toán quốc tế...

b, Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm:

- Đại hội cổ đông:

Là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Đây là nơi đề ra và thông qua các chính sách mang tính chiến lược lâu dài, quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông họp 1 năm 1 lần để quyết định những vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu phát triển mở rộng, thông qua các báo cáo tài chính, ấn định việc chia lãi cổ phần, bổ sung vốn điều lệ Ngân hàng.

Đại hội cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng.

- Hội đồng quản trị:

Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan điều hành cao nhất của Ngân hàng.

HĐQT đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của Ngân hàng mà trong đó chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo trong Ngân hàng đồng thời đề ra phuơng huớng hoạt động, đề ra các chiến luợc kinh doanh chỗ mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.

Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó là văn phòng hội đồng quản trị và các ban chức năng. Văn phòng hội đồng quản trị là bộ phận tiếp nhận và truyền tải các quyết định của hội đồng quản trị cũng nhu thực hiện các cuộc tiếp đón quan trọng.

- Ban kiểm soát:

Đuợc đại hội cổ đông bầu chọn với nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, của HĐQT nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, của HĐQT nói riêng và Ngân hàng nói chung tuân thủ các chính sách của nhà nuớc và các đuờng lối do Đại hội cổ đông đã thông qua.

- Ban giám đốc:

Do HĐQT lập ra trên cơ cở sự phê duyệt về nhân sự của Thống đốc Ngân hàng nhà nuớc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày cũng nhu triển khai các kế hoạch do HĐQT đề ra.

Tổng giám đốc là nguời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm truớc hội đồng quản trị.

- Hội đồng tín dụng:

Là một hội đồng do HĐQT lập ra thực hiện chức năng tham muu cho HĐQT trong việc xem xét các khoản tín dụng lớn, các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng nhu chính sách của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng.

- Hội đồng sản phẩm:

Là một hội đồng do HĐQT lập ra thực hiện chức năng quản lý các sản phẩm, phê duyệt các tính năng mới của sản phẩm hoặc phê duyệt sản phẩm mới.

- Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO)

Được thành lập theo quyết định của HĐQT nhằm tham mưu cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc về các chính sách huy động vốn, các chính sách về giá dịch vụ đầu vào, đầu ra của NHTMCP Kỹ Thương cũng như các chính sách về quản lý rủi ro. Thành phần là các thành viên Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban chủ chốt trong Ngân hàng

-Hội đồng đầu tư công nghệ tin học:

Là một hội đồng do HĐQT lập ra thực hiện chức năng quản lý các hạng mục đầu tư vào công nghệ thông tin, phê duyệt các dự án công nghệ thông tin trong toàn hàng.

c, Các khối chức năng

Có trách nhiệm giúp đỡ ban lãnh đạo trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.

- Khối dịch vụ nội bộ:

Là nơi tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục giao dịch với bên ngoài. Đây cũng là nơi tiếp nhận và phổ biến các quyết định của ban lãnh đạo.

- Khối vận hành và công nghệ:

-Là nơi tiếp nhận, triển khai các dự án mới về công nghệ, phục vụ mục đích quản lý và kinh doanh của Ngân hàng.

-Hỗ trợ các đơn vị tại trụ sở chính cũng như chi nhánh các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin, đảm bảo hoạt động được thông suốt.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng thu nhập hoạt động 4719 6662 5761 5648 7106

Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp, phân công lao động một cách hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Khối còn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động,

Có trách nhiệm tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân viên theo trình độ, khả năng. Ngoài ra, ban đào tạo còn phải kết hợp với phòng quản lý nhân sự để thực hiện chế độ khen thưởng, thi đua và đảm bảo biện pháp an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng.

- Khối tài chính và chiến lược:

Có trách nhiệm tổ chức hoạt động kế toán theo chế độ quy định, quản lý mọi mặt hoạt động tài chính. Phòng còn có trách nhiệm phân tích, lập kế hoạch và dự báo tài chính nhằm huy động và đảm bảo tốt nhất nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng.

- Khối tiếp thị và xây dựng thương hiệu:

Có trách nhiệm giới thiệu đưa sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đến với người tiêu dùng. Ngoài ra, phòng còn là nơi giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

- Ủy ban kiểm toán và rủi ro:

Là phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc giám sát hoạt động kinh tế, tài chính tại Ngân hàng và các đơn vị nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của Ngân hàng.

- Khối quản lý nguồn vốn, giao dịch tiền tệ và ngoại hối:

Là nơi quản lý việc huy động, sử dụng và điều tiết nguồn vốn hoạt động cho Hội sở chính và các chi nhánh thuộc ngân hang. Đây cũng là nơi tổng hợp các giao dịch tiền tệ và ngoại hối trong Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0552 giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

w