Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ

Một phần của tài liệu 0552 giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 83)

thống Ngân hàng Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đuờng ngắn nhất giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh tốc độ phát triển, thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển. Lĩnh vực Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu huớng đó. Hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lời của các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng trong nuớc.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cam kết quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng, nhu cam kết trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ký ngày 13/07/2000, chính thức có hiệu lực từ 11/12/2001 là cam kết quốc tế đầu tiên của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng; cam kết đa phương với WTO trong lĩnh vực Ngân hàng. Các cam kết này đã gây ra một số tác động tới hệ thống Ngân hàng, cụ thể là: a. Tác động tích cực của các cam kết quốc tế:

• Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam được cải thiện: Dòng vốn, trao đổi thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam được khai thông nhờ loại bỏ hàng rào thuế quan, bảo hộ bất hợp lý gây cạnh tranh không lành mạnh, tăng xuất nhập khẩu, thu hút FDI và ODA. Các Ngân hàng trong nước có khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử

dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị truờng tài chính trong nuớc trở nên sẵn có hơn và đuợc phân bổ có hiệu quả không chỉ do nguồn vốn quốc tế, mà còn do tăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự do hóa tài chính và đầu tu. Do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, các Ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hóa cơ hội sinh lởi và giảm thiểu rủi ro.

• Bên cạnh đó, năng lực công nghệ và quản trị, điều hành của các NHTM Việt Nam cũng được cải thiện, do áp lực cạnh tranh mạnh khi mở cửa thị trường tài chính, các Ngân hàng trong nước buộc phải hiện đại hóa côn g nghệ, nâng cao năng lực quản trị. Các Ngân hàng trong nước có thể hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa trong quá trình học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức tín dụng nước ngoài.

• Ngoài ra, quan hệ đại lý quốc tế của Ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển, kèm theo đó quan hệ hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ được phát triển. Sự hiện diện của các thể chế tài chính quốc tế sẽ giúp cho các Ngân hàng trong nước tiếp cận được dễ dàng hơn với thị trường vốn quốc tế. Dịch vụ Ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển đặc biệt là các dịch vụ mới đang được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển.

b. Thách thức của hệ thống Ngân hàng Việt Nam:

• Hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng nước ngoài: Mở cửa dịch vụ Ngân hàng theo cam kết song phương và đa phương sẽ làm tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa do các hạn chế về mở chi nhánh, phạm vi hoạt

động và huy động vốn (quy mô, đồng tiền, khách hàng và sản phẩm) của các chi nhánh Ngân hàng nuớc ngoài sẽ dần đuợc nới lỏng và xóa bỏ. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Việt Nam còn thấp, những gì Ngân hàng Việt Nam thiếu và yếu thì các Ngân hàng nuớc ngoài lại có và mạnh hơn. Hơn thế nữa, thế mạnh khách hàng của các tổ chức tín dụng có vốn nuớc ngoài lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay dự án lớn. Thế mạnh này sẽ đuợc các NHTM nuớc ngoài phát huy nhiều hơn khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các phía các Ngân hàng nuớc ngoài.

• Hệ thống Ngân hàng Việt Nam có nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phố. Hiện tại uu thế về thị phần, khách hàng và kênh phân phối thuộc về các Ngân hàng trong nuớc do các Ngân hàng nuớc ngoài vẫn còn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên điều này sẽ đuợc loại bỏ căn bản từ sau năm 2010, khi đó quy mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị truờng, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các Ngân hàng nuớc ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Điều này buộc các Ngân hàng Việt Nam phải nhuờng một phần khách hàng và thị truờng cho các Ngân hàng nuớc ngoài. Khi nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị truờng dịch vụ Ngân hàng, các Ngân hàng nuớc ngoài với công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất luợng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ bản địa sang làm ăn ở Việt Nam và các cá nhân, tổ chức kinh tế Việt Nam.

• Rủi ro thị truờng thực sự là thách thức lớn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam: Việc mở cửa thị truờng tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị truờng (giá cả, tỷ giá, lãi suất, chu chuyển vốn) do các tác động từ bên ngoài, xóa đi khả năng tận dụng chênh lệch tỷ giá, lãi suất giữa thị truờng

trong nước và quốc tế. Hệ thống Ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt lớn hơn với các rủi ro khủng hoảng và các sú sốc kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển của thị trường vốn có thể sẽ khiến hệ thống Ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây nên. Quy mô và tốc độ luân chuyển các luồng vốn quốc tế càng nhiều, khủng hoảng tài chính - tiền tệ trở thành nguy cơ luôn thường trực đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong khi đó hệ thống giám sát tài chính toàn cầu chưa có hiệu quả. Rủi ro gia tăng song năng lực điều hành vĩ mô của Ngân hàng nhà nước và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn thấp. Năng lực điều hành tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, đặc biệt là kiểm soát tỷ giá và lãi suất trong điều kiện tự do hóa, còn nhiều han chế. Hội nhập tài chính quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ nếu như tỷ giá không được tự do hóa trong điều kiện tài khoản vốn được nới lỏng. Mặt khác, năng lực giám sát hoạt động Ngân hàng của NHNN còn yếu, đặc biệt là khả năng giám sát rủi ro, phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro, đối với một số nghiệp vụ và sản phẩm Ngân hàng mới được tung vào thị trường.

Việc thực hiện đúng những cam kết là điều không thể thay đổi. Cơ hội rất nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Điều này buộc hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng đổi mới, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng hiện đại để có thể cạnh tranh hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0552 giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 83)