3.4.2.1 Hỗ trợ các Ngân hàng nâng cao năng lực tài chính tạo điều kiện giành vốn để đầu tư hiện đại hóa Ngân hàng
Nhà nước cần hỗ trợ các Ngân hàng trong việc áp dụng các công cụ và phương pháp quản trị Ngân hàng để có thể quản trị hiệu quả tài sản có và tài sản nợ của mình. Chẳng hạn đối với việc xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng, chính phủ có thể xem xét thành lập một công ty mua bán nợ tập trung để giúp các Ngân hàng xử lý nợ tồn đọng hoặc hỗ trợ Ngân hàng thực hiện chứng khoán hóa các khoản nợ. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng tạo điều kiện để Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt nam nói riêng có đủ năng lực tài chính giành vốn cho đầu tư công nghệ hiện đại.
3.4.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp lý phát triển công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển công nghệ thông tin
Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư , các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính... đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch. tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Nhiều dịch vụ Ngân hàng được phát triển trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ thông tin. Nhờ có sự tiến bộ về công nghệ thông tin mới có sự hiện diện của thẻ điện tử, home banking, phone banking, internet banking,... Công nghệ thông tin còn là cơ sở cho việc toàn cầu hóa một số dịch vụ Ngân hàng. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng điện tử, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Internet, thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí ... tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.
Hiện nay, Nhà nước đã có chiến lược phát triển công nghệ thông tin - truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó xem công nghệ thông tin - truyền thông là công cụ hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin - truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Với định hướng này, nhà nước triển khai nhanh hơn nữa các giải pháp để đưa ngành công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam thực sự phát triển, có tác động tích cực đối với sự phát triển của những ngành có sử dụng công nghệ cao.
Trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng, Nhà nước, cụ thể là NHNN, cần phải tập trung phát triển hơn nữa công nghệ thông tin - truyền thông, tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa Ngân hàng, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án công nghệ thông tin.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và thực thi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngân hàng và các hoạt động liên quan trong ngành Ngân hàng như vấn
đề về bảo vệ người sử dụng các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến công nghệ thông tin, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giao dịch điện tử trong Ngân hàng...
3.4.2.3 Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ Ngân hàng trên thị trường
Nhận thức của người dân đối với các dịch vụ Ngân hàng mới còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các Ngân hàng nâng cao trình độ của khách hàng nhằm tạo cầu về dịch vụ Ngân hàng trên thị trường.
NHNN có thể phối hợp cùng với các NHTM tổ chức các diễn đàn, hội thảo,báo chí. tuyên truyền về các dịch vụ Ngân hàng mới, nâng cao nhận thức của cá nhân và doanh nghiệp về dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Chúng ta đã thành công trong việc tuyên truyền về vai trò của thương hiệu đến các doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng chúng ta sẽ thành công khi nâng cao hiểu biết của khách hàng về các dịch vụ Ngân hàng mới. Khách hàng, dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ mới nếu như họ thực sự thấy được lợi ích của những dịch vụ này mang lại theo các tiêu chí như nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi. Nhà nước cần hỗ trợ cho các NHTM trong việc nâng cao nhận thức của tầng lớp dân cư và cộng đồng doanh nghiệp về dịch vụ Ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của dân cư tăng lên cũng là một yếu tố “kích cầu” đối với dịch vụ Ngân hàng điện tử.
3.4.2.4 Là đẩu mối hợp tác giữa các NHTM trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế
NHNN cần là đầu mối khuyến khích sự liên kết hợp tác giữa các Ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Trước mắt, NHNN cần phải
giúp các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM, tránh tình trạng phát triển phân tán như hiện nay.
- NHNN cần phải tranh thủ hơn nữa các quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trên thế giới. Trên cơ sở đó, NHNN có thể kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư như dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ.
- Ngoài ra, NHNN cũng cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, đặc biệt về các dịch vụ Ngân hàng điện tử và quản trị Ngân hàng trong điều kiện mới, để nâng cao trình độ của các bộ NHTM giúp các NHTM phát triển và khai thác thành công các dịch vụ của mình.
3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỷ Thương Việt nam
3.4.3.1 Tăng cường vốn và kỹ thuật không ngừng đầu hoàn thiện hệ thống kỹ thuật công nghệ, mở rộng các dịch vụ hiện đại.
Những năm qua Ngân hàng thương mại cổ phần Kỷ thương Việt nam đã coi trọng đầu tư hệ thống công nghệ và thường xuyên nâng cấp nhằm đáp ứng ngày càng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước, việc hiện đại hóa ngân hàng nhằm ngày càng mở rộng các dịch vụ hiện đại là một nhu cầu quan trọng thường xuyên và lâu dài.
3.4.3.2 Coi trọng hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động có trình độ cao là nhân tố quyết định cho hoạt động ngân hàng. Những năm qua Ngân hàng thương mại Kỷ thương Việt nam đã coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhưng đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế cần tăng cường công tác đào tạo hơn nữa nhất là kỹ năng tiếp cận kỹ thuật công nghệ hiện đại và trình độ ngoại ngữ.
Công tác an ninh bảo mật luôn được đặt ra hàng đầu khi ứng dụng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đầu tư thỏa đáng để thường xuyên nâng cấp hệ thống an ninh bảo mật là để đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, tài sản của Ngân hàng cũng như của khách hàng không bị mất cắp. Các giải pháp kỹ thuật cần thường xuyên được nâng cấp, việc tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng luôn có ý thức bảo vệ, thông qua công việc hàng ngày dựa trên thao tác các thiết bị đầu cuối. Thường xuyên trao đổi với các cơ quan bên ngoài và các ngân hàng bạn để tìm giải pháp tốt nhất cho công tác an ninh bảo mật hệ thống CNTT ngân hàng.
Tóm tắ t chương 3
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới , giúp cho năng lực tài chính, năng lực công nghệ và quản trị, điều hành của các NHTM Việt Nam cũng được cải thiện
Tuy nhiên các Ngân hàng cũng gặp phải một số thách thức như hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của Ngân hàng nước ngoài, vấn đề rủi ro thị trường...
Xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối Ngân hàng trong thời gian tới là các kênh phân phối truyền thống đang thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang mở rộng và thay thế dần các kênh truyền thống. Như vậy, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động là tất yếu cho tất cả các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập toàn cầu. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại Ngân hàng Techcombank phát triển tốt, cần tập trung vào một số vấn đề như:
-Đầu tư để hiện đại hóa các hệ thống công nghệ -Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị
-Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng -Tăng cường hoạt động Marketting để mở rộng thị trường
Cần tập trung vào cả bốn yếu tố, để Ngân hàng có một nền tảng công nghệ vững chắc thì cần tập trung đầu tư hai yếu tố ban đầu, để việc ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, thì nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng.Tiếp theo để mở rộng hoạt động Ngân hàng thì công tác marketing phải được thực hiện tốt. Đây là bốn yếu tố không thể tách rời trong quá trình phát triển của Ngân hàng.
Kết luận
Qua phần trình bày trên, có thể thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, ứng dụng công nghệ hiện đại đã hình thành và phát triển ở một số Ngân hàng Việt Nam trong đó có NHTMCP Kỹ Thương.
Trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Techcombank đã ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khách hàng như mobile banking, home banking, internet banking... Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho các khách hàng truyền thống, đồng thời sẽ thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ tiện ích này. Sự kết hợp của việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử và hoạt động dịch vụ Ngân hàng truyền thống sẽ giúp các NHTM Việt Nam nói chung cũng như NHTMCP Kỹ Thương nói riêng đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, nhất là trong nền kinh tế hội nhập như ngày nay.
Vì vậy các Ngân hàng Việt Nam nói chung thực sự cần có sự để tâm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, không chỉ giúp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng mà còn nâng cao vị thế của Ngân hàng, giúp Ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đó mà tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Dù đã cố gắng nhưng do thời gian cũng như năng lực, hiểu biết có hạn nên luận văn của em không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, quý Ngân hàng và các bạn quan tâm để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ khối công nghệ Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam, sự đóng góp của các thầy cô trong Khoa Ngân hàng - Tài chính Trường Học Viện Ngân hàng,
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy hướng dẫn - TS Tạ Quang Tiến đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dịch vụ Ngân hàng hiện đại - NXB Khoa học xã hội, 2008 - PGS, TS Nguyễn Thị Quy
2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại - NXB Thống kê, 2007 - TS Nguyễn Minh Kiều
3. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (Commercial Banking) - NXB Thống Kê, 2008 - Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
4. Giáo trình tín dụng Ngân hàng - NXB Thống Kê, 2008 - Tác giả: Phan Thị Cúc
5. Báo cáo thường niên của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam qua các năm từ 2010 đến 2014
6. Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - NXB Phương Đông - Nhiều tác giả
9. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2007- Tác giả: Phan Thị Thu Hà
10. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, 2008- Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
11. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê,2009-Tác giả: Tô Ngọc Hưng
12. Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, 2001 - Tác giả: Peter S.Rose