Nâng cao nhận biết và liên tưởng thương hiệu đối với thương hiệu bánh tráng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng an ngãi, huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 76 - 77)

tráng An Ngãi

Cần phải có sự quảng bá, tuyên truyền giới thiệu mạnh mẽ về sản phẩm bánh tráng An Ngãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là xây dựng chuyên trang website về thương hiệu bánh tráng An Ngãi. Cơ quan chức năng cần phối hợp với đài truyền thanh, đài truyền hình tiến hành phát sóng hay phát thanh các chương trình về sản phẩm nông nghiệp địa phương để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Tăng cường thực hiện quảng bá giới thiệu về sản phẩm bánh tráng An Ngãi, phát triển thị trường tại các tỉnh thành trong nước cụ thể như: phối hợp tiến hành xây dựng các phóng sự chuyên đề nhằm cung cấp thông tin quảng bá thường xuyên trên các đài phát thanh và đài truyền hình tỉnh, báo chí trung ương, địa phương, các website uy tín trong nước để tạo sự thân thiện, ưa chuộng của người tiêu dùng đối với sản phẩm bánh tráng An Ngãi.

Phối hợp với các công ty du lịch tổ chức các tour du lịch sinh thái đưa các đoàn khách du lịch (nội địa và quốc tế) đến thăm quan các cơ sở sản xuất truyền thống, qua đó quảng bá hình ảnh về sản phẩm bánh tráng với các du khách, quảng bá hình ảnh thương hiệu bánh tráng An Ngãi qua các tặng phẩm như móc chìa khóa, nón, áo có in logo thương hiệu bánh tráng An Ngãi. Xây dựng mô hình điểm tham quan tại một số cơ sở sản xuất (gồm: nhà tiếp đón du khách, phòng chiếu phim giới thiệu, khu vực chế biến các món ăn từ bánh tráng). Bên cạnh đó, vận động các cơ sở du lịch, nhà hàng xây dựng thực đơn các món ăn có liên quan đến bánh tráng để phục vụ du khách; hướng dẫn cho khách du lịch “cách tiêu dùng” bánh tráng ngon nhất.

Cần xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: cơ bản nhất của để nhận diện thương hiệu là cần logo và bộ quy chuẩn hướng dẫn sử dụng logo. Các hạng mục thiết kế nhận diện thương hiệu cụ thể như: slogan, hệ thống tài liệu văn phòng (danh thiếp thiết kế theo bộ nhận diện, phong bì thư thiết kế theo bộ nhận diện, sổ công tác, chữ ký điện tử, chữ ký, thẻ nhân viên, thiếp chúc mừng), hệ thống biển hiệu và quảng cáo truyền thông, hệ thống xúc tiến thương mại (mũ, áo, túi quà tặng, bút, kỷ vật đặc trưng, chặn giấy, móc chìa khóa làm tặng phẩm cho khách hàng), hệ thống

sản phẩm, bán hàng (bao bì theo quy chuẩn bố cục nhãn mác trên hệ thống bao bì sản phẩm, hộp, thùng đựng sản phẩm có logo sản phẩm, poster quảng cáo, tờ rơi, tem sản phẩm).

Hệ thống nhận diện thương hiệu thông thường không chỉ giới hạn trong tên thương hiệu và logo mà nó được thể hiện trong nhiều khía cạnh như dịch vụ, đóng gói bao bì sản phẩm, quảng cáo, bộ nhận diện văn phòng. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là một phần để nâng cao giá trị tài sản thương hiệu.

Bên cạnh đó, các cơ quan tài chính ngân hàng nên có một cơ chế tài chính đặc thù ưu tiên cho việc quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng thực phẩm nói chung và bánh tráng nói riêng, vì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng an ngãi, huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)