CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu thực trạng sảnphẩm bánh tráng An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà
4.1.2. Đặc điểm của sảnphẩm bánh tráng An Ngãi
Trước đây bánh tráng An Ngãi sử dụng các loại gạo giống lúa địa phương dài ngày, được sản xuất ngay tại xã và các xã lân cận. Việc sử dụng gạo giống địa phương, dài ngày để sản xuất bánh tráng đã mang lại cho bánh tráng An Ngãi chất
lượng khá đặc biệt (Bánh tráng An Ngãi nổi tiếng bởi hương vị thơm, bánh dai, màu sắc tự nhiên). Tuy nhiên hỏi yếu tố quyết định đến chất lượng của bánh tráng An Ngãi thì các hộ không giải thích rõ được mà chỉ nói là người tiêu dùng sử dụng bánh tráng An Ngãi quen rồi thì không muốn sử dụng bánh tráng nơi khác.
Hiện tại, sản phẩm gạo từ giống lúa dài ngày sản xuất ở địa phương không còn nữa, việc cung ứng gạo tương tự phải mua từ các thương lái lấy gạo có nguồn gốc từ Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Tây Ninh (các địa phương còn sản xuất lúa dài ngày), như loại gạo 85, Sóc Miên và 1 số loại khác. Sử dụng loại gạo cộng với bí quyết phối trộn thay thế loại gạo truyền thống các hộ sản xuất vẫn tạo ra sản phẩm bánh tráng An Ngãi thơm ngon, độ dẻo, dai riêng biệt, giống với bánh tráng sản xuất trước đây
Hiện bánh tráng An Ngãi có các sản phẩm: Bánh tráng nem (bánh trắng) loại nhỏ, loại lớn, bánh tráng ớt, bánh tráng chuối, bánh đa nướng, trong đó bánh tráng nem loại nhỏ có sản lượng chiếm đa số (80%).
Qua điều tra thực tế thấy nguyên liệu bột sản xuất bánh tráng An Ngãi 100% là gạo, trong khi hầu hết bánh tráng ở Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương có phối trộn với bột khoai mỳ, có lẽ đây là khác biệt của bánh tráng An Ngãi.