Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo tài sản thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng an ngãi, huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 61)

Hệ số tải nhân tố 1 TS1 0,771 TS2 0,750 TS3 0,735 Eigenvalues 1,696

Phương sai trích tích lũy (%) 56,548

Hệ số KMO 0,642

Kiểm định Bartlett

Giá trị Chi bình phương 77,188

df 3

Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)

Tương tự như phân tích EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng An Ngãi, kiểm định Bartlett có giá trị mức ý nghĩa là 0,00 nhỏ hơn 0,05 (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhau trên phạm vi tổng thể. Đồng thời, hệ số KMO đạt giá trị là 0,642 lớn hơn 0,5 và bé hơn 1,0. Kết quả này chỉ ra rằng phân tích nhân tố EFA là phù hợp. Phương sai trích

tích lũy được là 56,548% > 50% và giá trị Eigenvalue là 1,696 > 1 đạt được yêu cầu mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trọng số của các biến quan sát trước đó phần mềm đã loại bỏ các trọng số nhỏ hơn 0,5.

Tiếp đó, ma trận hệ số tải nhân tố của thang đo tài sản thương hiệu bánh tráng An Ngãi cho thấy các giá trị hội tụ về 1 nhóm nhân tố với 3 biến quan sát TS1, TS2, TS3 được rút thành nhân tố Tài sản thương hiệu (ký hiệu TS). Điều này cho thấy các thang đo tài sản thương hiệu là phù hợp để tiến hành nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận lại, 18 biến quan sát dùng để đo lường 05 nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng An Ngãi và 03 biến quan sát dùng để đo lường tài sản thương hiệu đều thỏa mãn các điều kiện trong phân tích EFA. Do đó, tất cả 21 biến quan sát này được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.2.4. Phân tích tương quan

Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy trước hết chúng phải có mối tương quan với nhau. Phân tích tương quan Pearson là bước được thực hiện trước khi phân tích hồi quy thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r). Giá trị hệ số tương quan Pearson bằng 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính, ngược lại nếu giá trị càng tiến gần đến 1 khi hai biến có mối liên hệ tương quan chặt chẽ.

Đối với nghiên cứu này, phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Tài sản thuơng hiệu (TS) với các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bao gồm Nhận biết thương hiệu (NB), Lòng trung thành thương hiệu (TT), Liên tưởng thương hiệu (LT), Chất lượng cảm nhận (CL) và Tính an toàn cảm nhận (AT).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu bánh tráng an ngãi, huyện long điền, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)