Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại phòng giao dịch hòa ninh – BIDV bắc quảng bình (Trang 74 - 77)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Giải pháp về nhân lực

3.2.3.1 Nâng cao năng lực và tiến hành chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên tín dụng

Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu thuộc về người cán bộ tín dụng với tư cách chủ thể cho vay trong quan hệ tín dụng. Người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà kháchhàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng món vay. Vì vậy, cần có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.

Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết đối với cán bộ tín dụng là kiến thức về tin học và ngoạingữ. Đây là hai yếu tố giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo cho họ điều kiện học tập, nghiên cứu.

Đối với cán bộ tín dụng cần những tiêu chuẩn sau:

- Đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng:

Phải là người có lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng, kiến thức về kinh tế tổng hợp, phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm thực tế, khả năng tổng hợp tốt. Có như vậy mới đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát và chính xác. Từ đó hoạch định chính sách và phương pháp giải quyết.

+ Phải có kiến thức pháp luật. Hoạt động kinh doanh tín dụng rất phong phú, đa dạng, có liên quan đến hầu hết các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.

+ Phải có kiến thức dự báo, kiến thức ngoại ngữ, tin học. Đây là cơ sở, phương tiện tiếp cận với cái mới, lường trước nhữngbiến động trong tương lai. Đặc biệt phải có kiến thức về Marketing ngân hàng, đây là lĩnh vực mới áp dụng nhưng phát triển rất nhanh chóng, có được kiến thức marketing, người hoạch định vừa có trình độ lý luận, vừa có khả năng thiết lập kênh phân phối,dựbáo và ra quyết định.

- Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động tín dụng, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần nhấn mạnh những điểm sau:

+ Phải nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng.

+ Phải hiểu thấu đáocác quy định, thể chế để vận dụng một cách linh hoạt. + Phải có khả năng phân tích những chỗ sai đúng của chính sách, chế độ từ đó cần làm và tránh những gì.

+ Phải có kiến thức về khoa học tâm lý, trình độ ngoại ngữ và tin học.

Theo tôi, Ngân hàng cần tổ chức các đợt kiểm tra về cán bộ tín dụng trên lĩnh vực sau: Nghiệp vụ, pháp luật, tâm lý,tin học.

Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân. Đối với các dự án nhỏ, cán bộ tín dụng có thể tự quyết định sau khi xem xét.

Cuối cùng, ngân hàng nên dùng lợi ích cá nhân để nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc. Nếu làm tốt được thưởng, nếu cố ý làm sai, tuỳ theo mức độ xử phạt bằng kinh tế hay có mức độ cao hơn.

Về tuyển dụng cán bộ: Đặc điểm của công tác phân tích là yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức tổng hợp về kế toán, tài chính và các kiến thức xã hội khác. Việc tuyển dụng là do chi nhánh tổ chức, tuy nhiên Phòng Giao dịch Hòa

Ninh có thể đề xuất tuyểndụng những người sinh sống trên đia bàn để tạo ra sự gắn kết lâu dài.

Về sử dụng cán bộ: Chi nhánh cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng đối tượng khách hàng và năng lực, đạo đức của từng cán bộ để phân công công việc cho phù hợp; đặt kế hoạch bồi dưỡng hay chuyển sang làm công việc khác đối với những cán bộ không đáp ứng các yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần nghiên cứu ban hành những quy định, chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ vì lợi ích cá nhân, vì thiếu tinh thần trách nhiệm gây thất thoát vốn ngân hàng .

Về cơ chế đãi ngộ: Chi nhánh cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực một cách hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: Hoạt động tín dụng nói chung và công tác phân tích tài chính trong hoạtđộng cho vay nói riêng đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải cập nhật các kiến thức mới cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức tổng hợp khác về pháp lý, kinh tế-xã hội khác.

3.2.3.2 Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ QLKH

- Ngân hàng cần quan tâm cung cấp đầy đủ những trang thiết bị, điều kiện làm việc cho bộ phận thẩm định này như: mạng internet, các tạp chí, bao chí, quyền khai thác thông tin trong mạng CIC, …đồng thời có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng xứng đáng để khuyến khích lòng nhiệt tình, sự tận tâm và trung thực của nhân viên trong công việc.

- Với chế độ lương, thưởng, thiết nghĩ Ngân hàng nên xây dựng chế độ lương, thưởng một cách linh hoạt. Cụ thể là Ngân hàng có thể để mức lương cơ bản (mức lương cố định) hàng tháng thấp nhưng mức lương kinh doanh nên có biên độ giao động lớn và tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh. Vào thời điểm cuối quý và cuối năm, Ngân hàng đã tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh và chia lương kinh doanh cho nhân viên, tuy nhiên thực tế cho thấy khâu đánh giá và chia lương, thưởng còn mang nặng tính định tính, bình quân chủ nghĩa. Để khắc phục tình trạng này, Ngân

hàng cần tập trung xây dựng bảng kế hoạch công việc một cách khoa học, phù hợp với công việc của từng bộ phận khác nhau sau đó tính toán và giao chỉ tiêu chi tiết đối với từng chi nhánh, bộ phận, cá nhân trong từng thời kỳ cụ thể (tháng, quý, năm), đồng thời Ngân hàng cũng cần đưa ra các mức lương, thưởng tăng luỹ tiến đối với các mức kết quả đạt được tương ứng. Song song với chế độ khen thưởng,

Ngân hàng cũng cần quy định chi tiết các hình thức kỷ luật đối với đội ngũ nhân viên có liên quan trong khâu thẩm định và xét duyệt khoản vay. Làm được điều đó chắc chắn Ngân hàng sẽ khai thác được tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

- Hiện tại trụ sở làm việc của Phòng Giao dịch Hòa Ninh đang đi thuê, diện tích làm việc nhỏ, hẹp. Trong thời gian tới cần tập trung trình HSC để xây dựng trụ sở Phòng Giao dịch Hòa Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại phòng giao dịch hòa ninh – BIDV bắc quảng bình (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)