4. Phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Kiến nghị với hội sở chính
- Hội sở chính (BIDV Việt Nam) nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.
- Hội sở chính (BIDV Việt Nam) nên nghiên cứu tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng.
- Hội sở chính (BIDV Việt Nam) nên tiếp tục phát huy việc sử dụng mạng vi tính để thu nhận số liệu báo cáo, hạn chế làm báo cáo bằng tay để cán bộ tín dụng tập trung thời gian vào chuyên môn hơn.
- Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
- Để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi, nhanh chóng, đề nghị Hội sở chính (BIDV Việt Nam) cho phép bỏ những thủ tục giấy tờ không cần thiết,ban hành các quy trình hướng dẫn kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Trong thực tế các hồ sơ thủ tục của ngân hàng ngày càng nhiều, gây mất thời gian cho người đi vay, các quy trình khi đưa ra thực tế thì chưa phù hợp dẫn đến phải thay đổi điều chỉnh trong thời gian ngắn.
- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòngngừa rủi ro một cách tốt nhất.
- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.
- Có cơ chế trích lập dự phòng riêng, hỗ trợ đối với các khoản cho vay theo nghị định 67 của chính phủ, giảm áp lực trong việc quản lý các khoản vay này cho Ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 16/06/2010.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN ngày
21/01/2013.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN
ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
5. Hà Xuân Vấn, Lê Đình Vui (2008), Lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản Đại Học Huế.
6. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Quảng Bình (2016, 2017, 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
8. TS. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. TS Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụkinh doanh ngânhàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
10. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại họckinh tế quốc dân, Hà Nội.
12. Học viện ngân hàng Giải pháp xửlý nợxấu trong tiến trình tái cơ cấucác ngân hàng thương mại Việt Nam (2003) Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.