5. Nội dung nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm của DNNVV
1.2.2.1. Những điểm mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh tế của một quốc gia, hệ thống các doanh nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và tăng trƣởng. Hệ thống các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, các DNNVV. Mỗi loại doanh nghiệp đó đều có những điểm mạnh, những khó khăn của mình trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp lớn họ gặp nhiều những khó khăn về mức độ rủi ro; bất lợi về quy mô dẫn đến khả năng thay đổi mẫu mã sản phẩm, khả năng đa dạng hóa đầu tƣ, kinh phí cao, kênh phân phối, khảnăng xâm nhập thị trƣờng; hạn hẹp trong các lĩnh vực kinh doanh; cồng kềnh về mô hình tổ chức; khả năng hợp tác kém. Nếu nhƣ ở các doanh nghiệp khó khăn nhƣ vậy thì ở các DNNVV họ lại có những lợi thế về những mặt đó và đang ngày càng phát huy đƣợc những thế mạnh đó của mình.
Các DNNVV bắt đầu hoạt động chỉ cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Để cho một doanh nghiệp lớn đi vào hoạt động đƣợc thì cần lƣợng vốn đầu
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
tƣ ban đầu rất lớn, mặt khác các doanh nghiệp lớn chu kỳ sản xuất kinh doanh thƣờng dài, khả năng thu hồi vốn chậm, rủi ro lớn. Trong khi đó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ cần lƣợng vốn ít hơn. Ngoài ra, với quy mô vừa, nhỏ nên các doanh nghiệp chỉđa số là sản xuất các mặt hàng có khảnăng thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu đƣợc rủi ro do thời gian sản xuất ngắn. Đây chính là lợi thế cho các DNNVV khi vay vốn tại các ngân hàng. Các ngân hàng khi thực hiện cho vay họ thƣờng phải xem xét kĩ những khoản vay và đặc biệt khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu đƣợc rủi ro do thời gian sản xuất ngắn sẽđóng góp một phần cho quyết định cho vay của ngân hàng.
Tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý các DNNVV gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí.
Với số lƣợng lao động không nhiều, việc tổ chức bộ máy cũng nhƣ bộ máy quản lý trong các DNNVV tƣơng đối gọn, không có nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, những chính sách nhanh chóng đƣợc phổ biến đến ngƣời lao động. Vì thế, công tác kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ, không phải qua nhiều khâu trung gian, tiết kiệm đƣợc chi phí cho doanh nghiệp.
ối quan hệ giữa người quản lý và lao động trong DNNVV tương đối chặt chẽ. Do quy mô của DNNVV là không lớn nên trong doanh nghiệp ngƣời lãnh đạo có thể nắm bắt đƣợc trình độ, chuyên môn và đời sống cũng nhƣ những tâm tƣ nguyện vọng của mọi thành viên trong doanh nghiệp thông qua việc trao đổi nói chuyện trực tiếp giữa công nhân và lãnh đạo. Từ đó, ngƣời lãnh đạo có thể có những sắp xếp, bố trí công việc cho phù hợp với chuyên môn và khả năng của từng ngƣời.
Các DNNVV có tính năng động cao, linh hoạt và nhạy bén với nhu cầu của thịtrường, dễ thích nghi với những biến đổi của thịtrường
Các chủ doanh nghiệp có đủ những khảnăng nhất định nhƣ quyền tự chủ, sự đam mê công việc, không quản ngại khó khăn, vất vả để thành đạt. Nhiều chủ doanh nghiệp là những ngƣời can đảm có gan làm giàu điều đó có thể giúp họ phát huy đƣợc tính sáng tạo của bản thân họ để bƣơn trải trong nền kinh tế thị trƣờng. Đã có
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
rất nhiều ngƣời từ mọi tầng lớp trong xã hội nhƣ công nhân, nông dân, tri thức, công chức, phục viên… ra nhập vào hàng ngũ DNNVV và đã có rất nhiều ngƣời thành đạt.
DNNVV dễđổi mới thiết bị, công nghệvà đối tượng kinh doanh.
Do vốn đầu tƣ nhỏ, vốn thiết bị không lớn nên khi muốn nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành họ có thể sẵn sàng thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới. Với mặt hàng sản xuất kinh doanh, nếu thấy thịtrƣờng có lợi họ sẽ nhanh chóng hƣớng vào đó, ngƣợc lại họ sẽ chuyển hƣớng nếu điều kiện thịtrƣờng bất lợi. Đối phó với những biến động đó các DNNVV có tính thích ứng cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.
1.2.2.2. Những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Năng lực quản lý và tay nghề công nhân còn hạn chế
Một thực tế là tại các DNNVV, số chủ DNNVV đã qua đào tạo chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít. Năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp còn thấp, các nhà quản lý thiếu hiểu biết đầy đủ về quản lý doanh nghiệp, chƣa nhận thức đầy đủ về thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này làm cho năng suất lao động tại các DNNVV giảm xuống và không đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp hóa. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển dụng nhân công đã phải đào tạo lại cho lao động hoặc vừa trong quá trình lao động vừa đào tạo.
Trình độ công nghệthường yếu kém, lạc hậu, chậm đổi mới
Trình độ công nghệ của các DNNVV ở Việt Nam hiện nay đang thua xa mặt bằng chung của thế giới, nó còn ở mức thấp và chậm tiến bộ. Tình trạng máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu đã và đang là nguyên nhân chính của tình trạng lãng phí trong sử dụng năng lƣợng, nguyên vật liệu và ô nhiễm môi trƣờng, chi phí sản xuất cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ, năng lực về thịtrường còn yếu
Có thể nói DNNVV có mặt hầu hết trên các thị trƣờng trong đó các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 20%; xây dựng 25%; nông nghiệp 8%; dịch vụ là 47%. Tuy vậy, năng lực
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
về thị trƣờng của các DNNVV ở Việt Nam còn yếu, không có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn và ổn định cũng nhƣ chƣa có kế hoạch về việc phát triển thị trƣờng của mình, thiếu hiểu biết đầy đủ về luật thƣơng mại quốc tếvà các nƣớc.
Năng lực cạnh tranh của DNNVV còn yếu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ DNNVV nói riêng bao gồm rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, giá thành sản phẩm, uy tín thƣơng hiệu, nguồn nhân lực có tay nghề cao… tuy nhiên những yếu tốđó của các DNNVV ở Việt Nam còn yếu kém chƣa tạo đƣợc một lợi thế nhất định trên thịtrƣờng.
Khảnăng tiếp cận và xử lý thông tin trên thịtrường hạn chế
Do quy mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu mạng lƣới thu thập thông tin và các mỗi quan hệ rộng, các DNNVV thƣờng gặp khó khăn trong việc phân tích các thông tin thị trƣờng về nguyên liệu, xu hƣớng phát triển kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc cũng nhƣ của nƣớc ngoài,…Hơn nữa, ngay cả khi có những thông tin thì các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc phân tích, đƣa ra dự đoán do khả năng có hạn.
Thiếu vốn
Một trong những vấn đề lớn nhất mà các DNNVV hiện nay đang phải tháo gỡ đó chính là vấn đề thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tƣ nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu xét theo nguồn vốn chính thức và nguồn vốn phi chính thức thì hiện nay các DNNVV chỉ có khoảng là 30% nguồn vốn chính thức còn lại đến 70% là từ nguồn vốn không chính thức. Nguồn vốn chính thức là nguồn vốn vay từ ngân hàng thƣơng mại và nguồn vốn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, còn nguồn vốn phi chính thức là nguồn vốn vay từ bạn bè, hay từ các đối tác kinh doanh. Điểm khác biệt giữa hai nguồn vốn này là nguồn vốn phi chính thức thƣờng có lãi suất cao, rủi ro lớn, không ổn định, số lƣợng vốn nhỏ. Đối với nguồn vốn chính thức thì các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
chức tín dụng chính thức khác. Khi vay vốn thì các DNNVV luôn đƣợc yêu cầu là phải có tài sản thế chấp hoặc nếu không thì phải có 2-3 năm làm ăn có lãi và dựán đầu tƣ phải khả thi.