5. Nội dung nghiên cứu
1.3. Chất lƣợng tín dụng DNNVV của Ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chất lƣợng tín dụng ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ vay vốn đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.
- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lƣợng tín dụng là khoản vay đó đƣợc đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trƣởng và phát triển của ngân hàng TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
- Xét trên góc độ lợi ích của khách hàng thì khoản vay có chất lƣợng là phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục tín dụng đơn giản, thuận tiện, thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguyên tắc tín dụng .
- Đối với nền kinh tế, khoản vay có chất lƣợng phải hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất, lƣu thông hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, khai thác khảnăng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng kinh tế.
1.3.2. Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng DNNVV
1.3.2.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng
Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Chính sách tín dụng đƣợc hiểu là đƣờng lối, chủ trƣơng đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay đƣợc thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng đƣợc xây dựng trên nhiều yếu tốkhác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, chính sách kinh tế và tài chính của Ngân hàng Nhà nƣớc, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tốnày thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đƣa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp.
Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt đông tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủphƣơng pháp, đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lƣợng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lƣợng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng nhƣ của thịtrƣờng. Quy trình tín dụng TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bƣớc tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bƣớc bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi đƣợc nợ.
Trong quy trình tín dụng, bƣớc chuẩn bị cho vay rất quan trọng. Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hƣớng dẫn khách hàng vềđiều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phƣơng án, dự án vay vốn. Chất lƣợng tín dụng tùy thuộc nhiều vào chất lƣợng công tác thẩm định và quy định vềđiều kiện, thủ tục cho vay của từng ngân hàng thƣơng mại.
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm đƣợc diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập đƣợc một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác sẽ nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lƣợng tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cũng nhƣ những biện pháp xử lý kịp thời, tƣ vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểu đƣợc những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.
Đồng thời với các bƣớc trong quá trình tín dụng là công thức thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng ph ng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập đƣợc từ nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách khách hàng.
Công tác tổ chức của ngân hàng
Ngân hàng đƣợc tổ chức một cách có khoa học sẽđảm bảo đƣợc sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
hệ thống cũng nhƣ với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lí có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Phẩm chất và trình độ cán bộ
Chất lƣợng và đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sởdĩ nhƣ vậy là vì cán bộ tín dụng là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từbƣớc đầu tiên đến bƣớc cuối cùng.
Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụcũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dựán, xác định đƣợc tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng từđó phân tích đƣợc khả năng quản l và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.
Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trƣờng kinh tế xã hội, đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, sự thay đổi của thị trƣờng… dự đoán đƣợc những biến động có thể xảy ra từ đó tƣ vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phƣơng án kinh doanh cho phù hợp.
Kiểm soát nội bộ
Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho lãnh đạo ngân hàng nắm đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn sai trái từđó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính xác và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiên một khoản tín dụng.
Tình hình huy động vốn TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Tình hình huy động vốn ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn ngân hàng thƣơng mại càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến đƣợc nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.
Tài sản đảm bảo
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn đểđƣợc cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xƣởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNNVV là rất lớn. Nhƣ vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc đƣợc cho vay nhƣng không đáng kể.
1.3.2.2. Các nhân tố khác
Môi trƣờng kinh tế
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh cũng sẽ tạo một môi trƣờng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.
Môi trƣờng xã hội
Quan hệ tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng. Trong trƣờng hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng l ng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lƣợng tín dụng. Hơn nữa trình độdân trí chƣa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lƣợng tín dụng. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Môi trƣờng tự nhiên
Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ thiên tai, hỏa hoạn làm ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan tới nông nghiệp, thủy sản, hải sản. Vì vậy khi môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiêp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng thƣơng mại, để từđó đƣa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.
1.4. Mộtsố bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng DNNVV của một số ngân hàng trong nƣớc và trên thế giới một số ngân hàng trong nƣớc và trên thế giới
1.4.1. Tại Ngân hàng Standard Chartered
Quan điểm kinh doanh của Standard Chartered tập trung vào các mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình chứ không tập trung vào những sản phẩm hoặc những lợi ích trong ngắn hạn. Để đạt đƣợc điều này, ngân hàng đã xây dựng một đội ngũ nhân viên tận tâm và có kiến thức sâu rộng về thị trƣờng cũng nhƣ nắm bắt đƣợc những thay đổi của tình hình kinh tế. Toàn bộ nhân viên của Standard Chartered đều phải làm việc với tinh thần tập thể để đƣa ra cho khách hàng những giải pháp tài chính tốt nhất.
Với lợi thế của một tập đoàn tài chính đa quốc gia, Standard Chartered đóng vai tr quan trọng trong việc kết nối các DNNVV với chuỗi cung ứng toàn cầu. Và do các DNNVV ngày càng mở rộng và phát triển, Standard Chartered sẽ cung cấp cho họ những giải pháp xuyên biên giới và những dịch vụ ngân hàng đa địa phƣơng.
Standard Chartered trực tiếp nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp kinh doanh cùng với khách hàng nhằm khai thác tối đã năng lực của chuỗi cung ứng nhƣ là Standard Chartered đã thực hiện cấp tín dụng có hiệu quả cho hàng nghìn DNNVV ở Ấn Độ có quan hệ buôn bán với rất nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn khác của mình. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
1.4.2. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) là một trong những ngân hàng lớn mạnh trong nhiều thập kỷ qua. Vietinbank đặc biệt quan tâm đối với khối DNNVV và luôn có nhiều chính sách nhằm phát triển, nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng nay. Ngân hàng đã đƣa ra nhiều chƣơng trình cho vay, chính sách khách hàng và chính sách lãi vay khá phù hợp với thực tế của DNNVV.
Trong thời gian qua, với nhiều biến động của nền kinh tế cũng nhƣng của các hệ thống ngân hàng, Vietinbank vẫn là một trong những ngân hàng góp phần to lớn cũng với Chính phủ thực hiện chống lạm phát, giảm tỷ lệ nợ xấu và thúc đẩy sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Vietinbank liên tục đƣa ra nhiều biện pháp, chính sách nội bộnhằm kiểm soát nợ xấu, xử l dứt điểm và hiệu quảcác khoản nợ tồn đọng.
Ngoài ra, Vietinbank đã thành lập những bộ phận chuyên trách để nghiên cứu và đƣa ra những chính sách, sản phẩm nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng cho đối tƣợng DNNVV. Từ Hội sở chính đến Chi nhánh đều có các Ph ng chức năng cho đối tƣợng khách hàng này với đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo chuyên sâu nhằm phục vụ công tác tín dụng. Vietinbank c n áp dụng tiêu chuẩn riêng biệt để phân loại và kiểm soát các khoản cấp tín dụng một cách hiệu quả và có chất lƣợng. Đây là một nền tảng tốt cho Vietinbank trong việc tăng cƣờng cung ứng các khoản cấp tín dụng có chất lƣợng và mang lại lợi nhuận bền vững cho ngân hàng.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 tác giả đã đƣa ra những l luận cơ bản về NHTM, chức năng và các hoạt động chủ yếu của NHTM, tín dụng và quy trình tín dụng tại Ngân hàng, các l luận chung về DNNVV, vị trí và vai tr của DNNVV trong nền kinh tế, các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cho vay DNNVV của các NHTM và tác giả cũng đã nêu đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng nhƣ là các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng, từ bản thân doanh nghiệp và các nhân tố khác. Ngoài ra, chƣơng 1 c n trình bày những kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng DNNVV của một số ngân hàng lớn của Việt Nam cũng nhƣ các ngân hàng lớn của thế giới.
Và với những cơ sở l luận và thực tiễn của Chƣơng 1 sẽ là nền tảng để Chƣơng 2 đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV của Vietcombank Huế. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
CHƢƠNG II
THỰCTRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Vietcombank Huế
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trƣớc đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam)
Ngày 02 tháng 11 năm 1993, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Huế đƣợc chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.
Tên giao dịch của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nƣớc là Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Huế.
Tên giao dịch quốc tế là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of