5. Nội dung nghiên cứu
3.2.2. Đảm bảo số tiền vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Để vay đƣợc một khoản tiền từ Ngân hàng thì các doanh nghiệp cần thế chấp tài sản có giá trị lớn hơn khoản vay đó. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng làm ăn có hiệu quả hiện nay là chƣa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phần lớn các doanh nghiệp này đều ra đời sau khi có Luật doanh nghiệp. Quy mô các doanh nghiệp này vẫn còn nhỏ, vốn chủ sở hữu là quá ít ỏi, giá trị tài sản không cao. Về phía Ngân hàng, các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Huế nói riêng khi xem xét đến hồsơ xin vay hầu nhƣ chỉ quan tâm tới giá trị tài sản thế chấp và các giấy tờliên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng xem có đầy đủ và hợp pháp không. Trong khi đó thực tế, tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là nguồn thu thứ hai để thu nợ tiền vay, nguồn thu thứ nhất vẫn lấy từ doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Một khoản vay cho dù có đủ tài sản thế chấp nhƣng khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả thì cũng dẫn đến việc Ngân hàng bị mất vốn hoặc ứ đọng vốn vì việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp ở nƣớc ta là không đơn giản. Vì vậy, việc đánh giá, xác định một cách hợp lý nhu cầu của khách hàng thông qua phƣơng án sản xuất kinh doanh của đơn vị, năng lực tài chính; từ đó, đƣa ra đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng nhƣ thế nào nhằm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng đó.Ngoài ra,việc xác định rõ nhóm ngành ƣu tiên trong từng thời kỳ, xác định giới hạn tín dụng cũng nhƣ cơ cấu tỷ trọng cho vay đối với các ngành nhất định, trƣớc mắt tập trung các ngành đang có triển vọng phát triển để có sự định hƣớng trong quá trình tiếp thị, cho vay đối với khách hàng thuộc các ngành kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế