Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của cán bộ công chức trong công việc tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

2.4.2.1. Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự

Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự (2005) đánh giá thang đo JDI trong điều kiện Việt Nam bằng cách khảo sát khoảng 500 nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) dựa vào chỉ số thỏa mãn công việc JDI và thuyết nhu cầu của Maslow. Ngoài 5 yếu tố là bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, tiền lương, đồng nghiệp, kết quả có thêm hai yếu tố mới: phúc lợi và điều kiện làm việc.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc tiến hành khảo tại 86 doanh nghiệp với 558 phiếu điều tra về quan điểm cá nhân của nhân viên và 125 phiếu điều tra về đánh giá của khách hàng đối với đội ngũ, nhân viên du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ khác biệt về trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch theo hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh. Tác giả đã sử dụng thang đo 5 bậc để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp: từ bậc 1 là rất kém, đến bậc

5 là rất tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng chung trong doanh nghiệp của nhân viên là trên trung bình (3,52). Không có sự khác biệt lớn về mức độ hài lòng của nhân viên theo tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, loại hình sở hữu của doanh nghiệp. Thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy mức độ hài lòng là cao hơn đối với những người có tuổi tác, trình độ văn hóa, chức vụ cao hơn.

2.4.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Mỵ (2012)

Nguyễn Thị Hồng Mỵ (2012) đã tiến hành nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên khối văn phòng làm việc tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu nhằm xác định và xây dựng thang đo lượng hóa các nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam.

Nghiên cứu này được thực hiện theo hai bước như sau: Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và AMOS 16.0. Sau khi đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tin cậy Cronbach alpha sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên, lượng hóa sự tác động của từng nhân tố đối với sự hài lòng của nhân viên, hình thành được mô hình nghiên cứu đầu tiên về sự hài lòng của nhân viên khối văn phòng. Thông qua việc đánh giá thang đo đo lường các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của nhân viên, luận văn cho thấy các yếu tố cấu thành và thứ tự sự hài lòng của nhân viên khối văn phòng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam gồm: cấp trên, đặc điểm công việc, đào tạo thăng tiến, thu nhập, phúc lợi cơ bản.

2.4.2.3. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Nguyên – Dương Phú Tùng (2015)

Nguyễn Phúc Nguyên – Dương Phú Tùng (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại thành phố Hội An, nhằm giúp các nhà quản lý của thành phố Hội An đưa ra các giải pháp phù hợp hơn trong việc thỏa mãn nhu

cầu của nhân viên trong công việc. Dữ liệu của nghiên cứu dựa trên khảo sát 213 nhân viên của các cơ quan trên trên địa bàn Thành phố. Thang đo Liker 5 mức độ được sử dụng để đo lường mức độ thỏa mãn. Xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 18.0 kết hợp với phần mềm AMOS 21.0 thông qua các phân tích, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, Kiểm định mô hình cấu trúc SEM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đó là: Đồng nghiệp, Tiền lương, Đặc điểm công việc, Điều kiện làm việc, Đào tạo thăng tiến.

2.4.2.4. Nghiên cứu của Lê Thị Tường Vân (2016)

Lê Thị Tường Vân (2016) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình tỉnh Bình Dương. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình JDI với sự thỏa mãn tổng thể của công việc. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bằng việc khảo sát hơn 200 người lao động tại Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày Thái Bình. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kỹ thuật thống kê đa biến như: kiểm định bằng Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính, phân tích phương sai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu trong bảy nhân tố thuộc mô hình JDI có tác động đến sự thỏa mãn công việc của người lao động là thu nhập, đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi công ty. Nhân tố “cấp trên” là nhân tố thể hiện sư ảnh hưởng không rõ ràng đến mức độ thỏa mãn công việc của người lao động. Yếu tố trình độ học vấn và số năm công tác là các yếu tố nhân khẩu học được xem xét cho thấy có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc

Thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần của công việc nổi tiếng nhất trên thế giới là Chỉ số mô tả công việc (JDI - job descriptive index) của Smith và các cộng sự (1969), được phát triển tại đại học Cornell Hoa Kỳ. Theo Price Mayer and Schoorman (1992-1997), giá trị và độ tin cậy của Chỉ số mô tả công việc được

đánh giá rất cao trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết.

Smith (1967) cho rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Các yếu tố đó bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp.

Dựa trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước đây về sự thỏa mãn trong công việc kết hợp với tình hình thực tế tại tổ chức, nghiên cứu này sẽ lựa chọn các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc như sau: bản chất công việc, chính sách tiền lương và phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, cơ hội đào tạo và thăng tiến, môi trường làm việc. Các yếu tố này được xác định là sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của người lao động, sự thay đổi theo chiều hướng tốt hay xấu của các yếu tố này sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động trong công việc theo nghiên cứu trên bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của cán bộ công chức trong công việc tại cục thuế tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)