Để có thể sử dụng kết quả khảo sát trong các đánh giá tiếp theo, tác giả phải kiểm định về mức độ tin cậy của dữ liệu thông qua sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach-anpha, như trong lý thuyết về phương pháp phân tích đã nêu, thang đo chỉ đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach-anpha lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3. Kết quả kiểm định cho các thang đo được trình bày dưới đây:
- Nhân tố Bản chất công việc: thang đo Bản chất công việc gồm 3 biến quan sát: BC01, BC02 và BC03. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,443 đến 0,508 (>0,3) và hệ số α = 0,670 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.2. Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Bản chất công việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,670
BC01 7,83 1,855 0,503 0,549
BC02 7,27 1,729 0,443 0,636
BC03 7,50 1,873 0,508 0,544
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Chính sách tiền lương và phúc lợi: thang đo Chính sách tiền lương và phúc lợi gồm 5 biến quan sát: PL04, PL05, PL06, PL07 và PL08. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,480 đến 0,772 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,850 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Chính sách tiền lương và phúc lợi
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,850 PL04 13,02 8,945 0,733 0,799 PL05 13,23 9,192 0,655 0,820 PL06 12,74 7,983 0,772 0,787 PL07 12,81 9,954 0,683 0,816 PL08 12,87 10,779 0,480 0,860
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Mối quan hệ với đồng nghiệp: thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp gồm 3 biến quan sát: DN09, DN10, DN11. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ
0,520 đến 0,603 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,728 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.4: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp
Trung bình thang
đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,728
DN09 7,70 1,625 0,520 0,677
DN10 7,36 1,196 0,603 0,593
DN11 7,01 1,766 0,569 0,641
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo: thang đo Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo gồm 4 biến quan sát: LD12, LD13, LD14, LD15. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,557 đến 0,820 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,842 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.5: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,842
LD12 11,43 4,057 0,557 0,855
LD13 11,75 2,705 0,784 0,748
LD14 11,70 3,505 0,820 0,770
LD15 12,22 2,350 0,730 0,806
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến: thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến gồm 3 biến quan sát: CH16, CH17, CH18. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,537 đến
0,768 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,791 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.6: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Trung bình thang
đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,791
CH16 7,51 1,893 0,607 0,743
CH17 7,53 1,524 0,768 0,556
CH18 8,51 2,052 0,537 0,811
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Môi trường làm việc: thang đo Môi trường làm việc gồm 2 biến quan sát: MT19, MT20. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,432 đến 0,443 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,613 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Môi trường làm việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,613
MT19 3,90 0,637 0,443 0,602
MT20 3,99 0,731 0,432 0,541
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Nhân tố Sự thỏa mãn trong công việc: thang đo Sự thỏa mãn trong công việc gồm 3 biến quan sát: TM21, TM22. Kết quả kiểm định chất lượng thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,562 đến 0,582 (>0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,736 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.8: Kiểm định Cronbach Alpha thang đo Sự thỏa mãn trong công việc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha = 0,736
TM21 3,74 0,602 0,582 0,561
TM22 3,80 0,650 0,562 0,632
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Vậy qua Kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả cho thấy thang đo và các biến quan sát đều đạt độ tin cậy cần thiết để tiếp tục quy trình nghiên cứu.
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Thang đo Hệ số Alpha Kết luận
BC 0,670 Đạt chất lượng PL 0,850 Đạt chất lượng DN 0,728 Đạt chất lượng LD 0,842 Đạt chất lượng CH 0,791 Đạt chất lượng MT 0,613 Đạt chất lượng TM 0,736 Đạt chất lượng
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả 4.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập:
Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy có 6 biến độc lập là: Bản chất công việc, Chính sách tiền lương và phúc lợi, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Quan điểm và cách cư xử của lãnh đạo, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Môi trường làm việc với 20 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục được đưa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho 6 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích được tóm tắt như sau:
- Có 4 nhân tố được xác định với mô tả như sau:
+ Nhân tố 1 (NT1): Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (PL07, PL08, DN09, LD12, LD13, LD14, LD15, CH17, CH18) bao gồm các biến quan sát sau:
Cục Thuế có chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất cho công chức (PL07)
Cục Thuế có tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của công chức (PL08)
Anh/Chị cảm thấy vui vẻ với công việc của mình (DN09)
Lãnh đạo thường xuyên giám sát công việc của Anh/Chị (LD12)
Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo khi cần thiết (LD13)
Anh/Chị được tôn trọng và tin cậy trong công việc (LD14)
Anh/Chị được đối xử công bằng, không phân biệt trong công việc (LD15)
Cục Thuế tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Tổng cục Thuế tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức (CH17)
Anh/Chị có nhiều cơ hội đào tạo và thăng tiến khi làm việc ở Cục Thuế (CH18) + Nhân tố 2 (NT2): chính sách lương thưởng (PL04, PL05, PL06) bao gồm các biến quan sát sau:
Anh/Chị được trả lương tương xứng với kết quả làm việc (PL04)
So với các tổ chức bên ngoài thì thu nhập của Anh/Chị đã tương xứng (PL05)
Chính sách lương, thưởng công bằng giữa các công chức (PL06)
+ Nhân tố 3 (NT3): bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp (BC01, BC02, BC03, DN10, DN11, CH16) bao gồm các biến quan sát sau:
Công việc phù hợp với năng lực và chuyên môn của Anh/Chị (BC01)
Công việc của Anh/Chị không có nhiều áp lực (BC03)
Anh/Chị cảm nhận được sự gắn bó giữa các nhân viên trong Cục Thuế (DN10)
Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khi gặp khó khăn (DN11)
Cục Thuế tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức (CH16)
+ Nhân tố 4 (NT4): Môi trường làm việc (MT19, MT20) bao gồm các biến quan sát sau:
Anh/Chị được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng nhu cầu công việc (MT19)
Không gian làm việc của Anh/Chị thoải mái, sạch sẽ, an toàn (MT20)
- Kết quả phân tích cho ra hệ số KMO bằng 0,740>0,5; điều này cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm định Bartlett's Test cho kết quả hệ số Sig.=0,000<0,05; đồng nghĩa với việc kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.
- Phương sai trích bằng 71,630; cho thấy rằng sự biến thiên của các nhân tố được phân tích có thể giải thích được 71,63% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa ở mức khá cao.
- Hệ số Eigenvalues của nhân tố đều >1: các nhân tố đều đạt yêu cầu
- Hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát thể hiện các nhân tố đều lớn hơn 0,5; có nghĩa là các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các nhân tố mà các biến này biểu diễn.
Như vậy kết quả phân tích yếu tố với biến độc lập cũng thể hiện sự tin cậy cao.
Bảng 4.10: Bảng phân tích nhân tố EFA đối với biến độc lập
STT Biến quan sát
Nhân tố Tên nhân
tố 1 2 3 4 1 PL07 0,676 Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời 2 PL08 0,520 3 DN09 0,642
4 LD12 0,617 sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo 5 LD13 0,771 6 LD14 0,829 7 LD15 0,819 8 CH17 0,682 9 CH18 0,811 10 PL04 0,904 chính sách lương thưởng 11 PL05 0,844 12 PL06 0,834 13 BC01 0,591 bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp 14 BC02 0,701 15 BC03 0,576 16 DN10 0,561 17 DN11 0,749 18 CH16 0,676 19 MT19 0,696 Môi trường làm việc 20 MT20 0,873
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc:
Thang đo biến phụ thuộc Sự thỏa mãn trong công việc gồm 2 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc như sau:
- Hệ số KMO trong phân tích cho kết quả bằng 0,510>0,5; thể hiện rằng kết quả phân tích nhân tố là đảm bảo độ tin cậy.
- Kiểm định Bartlett's Test chỉ ra hệ số Sig.=0,000<0,05; cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê.
- Phương sai trích bằng 79,112; điều này có nghĩa rằng sự biến thiên của nhân tố được phân tích có thể giải thích được 79,112% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu, đây là mức ý nghĩa khá cao.
- Hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0,5; cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được sự ảnh hưởng với các nhân tố mà các biến này biểu diễn.
Như vậy kết quả phân tích yếu tố với biến phụ thuộc cũng thể hiện sự tin cậy cao.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc
STT Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố
1 TM21 0,889
Sự thỏa mãn trong công việc
2 TM22 0,898
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Mô hình hiệu chỉnh sau khi Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Trên cơ sở kết quả phân tích nhân tố EFA, các nhân tố rút trích ra của các giả thuyết nghiên cứu chính đều đạt yêu cầu. Do đó, mô hình nghiên cứu gồm 4 thành phần: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1); Chính sách lương thưởng (NT2); Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp (NT3); Môi trường làm việc (NT4) dùng để đo lường cho biến
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Các giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giả thuyết H2: Chính sách lương thưởng có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giả thuyết H3: Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Giả thuyết H4: Môi trường làm việc có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4.2.1.3. Phân tích hồi quy đa biến
- Xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc:
Sự thỏa mãn trong công
việc (TM)
Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1) Chính sách lương thưởng (NT2) Bản chất công việc và mối quan
hệ với đồng nghiệp (NT3)
Môi trường làm việc (NT4)
Có 4 nhân tố tác động đến Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội. Mô hình hồi qui được xác định là:
TM = β0 + β1*NT1 + β2*NT2 + β3*NT3 + β4*NT4
Trong đó:
- TM: Biến phụ thuộc (Y): Sự thỏa mãn trong công việc - Các biến độc lập (NTi):
+ Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1)
+ Chính sách lương thưởng (NT2)
+ Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp (NT3) + Môi trường làm việc (NT4)
- βK: Hệ số hồi qui (k = 0,…, 4).
Kết quả phân tích hồi quy tóm tắt như sau:
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa sig. Thống kê đa cộng tuyến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) Độ lệch
chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
Biến độc lập (Cons tant) -3,20E-14 0,062 0,000 1,000 NT1 0,324 0,062 0,324 5,212 0,000 1,000 1,000 NT2 0,189 0,062 0,189 3,049 0,003 1,000 1,000 NT3 0,300 0,062 0,300 4,837 0,000 1,000 1,000 NT4 0,101 0,062 0,101 1,624 0,106 1,000 1,000 R2 hiệu chỉnh 0,578 Hệ số Sig. 0,000
Giá trị kiểm định Durbin- Watson 1,645
Biến phụ thuộc: TM
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Kiểm định hệ số hồi quy:
+ Biến Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo:
Giả thuyết H1: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa BN1 = 0,324 >0, Sig(N1) = 0,000 < 0,05: Kết quả cho thấy Biến N1 tương quan có ý nghĩa 99% với biến TM, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có tác