- Xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc:
Sự thỏa mãn trong công
việc (TM)
Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1) Chính sách lương thưởng (NT2) Bản chất công việc và mối quan
hệ với đồng nghiệp (NT3)
Môi trường làm việc (NT4)
Có 4 nhân tố tác động đến Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đưa vào phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội. Mô hình hồi qui được xác định là:
TM = β0 + β1*NT1 + β2*NT2 + β3*NT3 + β4*NT4
Trong đó:
- TM: Biến phụ thuộc (Y): Sự thỏa mãn trong công việc - Các biến độc lập (NTi):
+ Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1)
+ Chính sách lương thưởng (NT2)
+ Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp (NT3) + Môi trường làm việc (NT4)
- βK: Hệ số hồi qui (k = 0,…, 4).
Kết quả phân tích hồi quy tóm tắt như sau:
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa sig. Thống kê đa cộng tuyến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B) Độ lệch
chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF
Biến độc lập (Cons tant) -3,20E-14 0,062 0,000 1,000 NT1 0,324 0,062 0,324 5,212 0,000 1,000 1,000 NT2 0,189 0,062 0,189 3,049 0,003 1,000 1,000 NT3 0,300 0,062 0,300 4,837 0,000 1,000 1,000 NT4 0,101 0,062 0,101 1,624 0,106 1,000 1,000 R2 hiệu chỉnh 0,578 Hệ số Sig. 0,000
Giá trị kiểm định Durbin- Watson 1,645
Biến phụ thuộc: TM
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
- Kiểm định hệ số hồi quy:
+ Biến Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo:
Giả thuyết H1: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa BN1 = 0,324 >0, Sig(N1) = 0,000 < 0,05: Kết quả cho thấy Biến N1 tương quan có ý nghĩa 99% với biến TM, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo thay đổi 1%, sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thay đổi cùng chiều 0,324% .
+ Biến Chính sách lương thưởng:
Giả thuyết H2: Chính sách lương thưởng có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa BN2 = 0,189 >0, Sig(N2) = 0,003 < 0.05: Kết quả cho thấy Biến N2 tương quan có ý nghĩa 99% với biến TM, Chính sách lương thưởng có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi Chính sách lương thưởng thay đổi 1%, sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thay đổi cùng chiều 0,189% .
Giả thuyết H3: Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa BN3 = 0,300 >0, Sig(N3) = 0,000 < 0.05: Kết quả cho thấy Biến N3 tương quan có ý nghĩa 99% với biến TM, Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp thay đổi 1%, sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thay đổi cùng chiều 0,300% .
+ Biến Môi trường làm việc:
Giả thuyết H4: Môi trường làm việc có tác động cùng chiều với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa BN4 = 0,101 >0, Sig(N4) = 0,106 > 0.05: Kết quả cho thấy Biến N4 tương quan không có ý nghĩa với biến TM, Môi trường làm việc không có tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bảng 4.13: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định hệ số hồi quy
Ký hiệu
biến Tên biến
Tương quan với biến TM
NT1 Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh
thần, cách cư xử của lãnh đạo Có ý nghĩa
NT2 Chính sách lương thưởng Có ý nghĩa
NT3 Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp Có ý nghĩa
NT4 Môi trường làm việc Không có ý
nghĩa TM Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại
Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Kiểm định mức độ giải thích và phù hợp của mô hình nghiên cứu:
Bảng 4.14: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình
Mô hình R R 2 R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin- Watson 1 0,766a 0,587 0,578 0,88010803 1,645
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả.
Theo kết quả phân tích thì mô hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.578 nghĩa là 57.8% sự biến thiên của Sự thỏa mãn trong công việc (TM) được giải thích bởi sự biến thiên của 3 biến độc lập: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo (NT1); Chính sách lương thưởng (NT2); Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp (NT3).
Giá trị Sig(F) = 0.000 < mức ý nghĩa 5%: điều đó có ý nghĩa là sự kết hợp của các biến độc lập hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự biến thiên của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu thực tế, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Giá trị độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều < 2 nên không có hiện tượng cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, do đã thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến độc lập của mô hình phân tích hồi quy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.
- Kiểm định phương sai phần dư không đổi:
Sử dụng kiểm định Spearman để kiểm tra tương quan giữa từng biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của phần dư chuẩn hóa. Kết quả kiểm định Spearman của mô hình như sau:
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Spearman của mô hình nghiên cứu.
Ký hiệu
biến Tên biến Giá trị Sig.
NT1 Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh
NT2 Chính sách lương thưởng 0,081 NT3 Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp 0,717
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Theo kết quả phân tích bằng kiểm định Spearman thì:
- Biến Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo có Sig.= 0,272>0,05 nên phương sai của phần dư không đổi.
- Biến Chính sách lương thưởng có Sig. = 0,081>0,05 nên phương sai của phần dư không đổi.
- Biến Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp có Sig. = 0,717>0,05 nên phương sai của phần dư không đổi.
Kết quả phân tích bằng kiểm định Spearman cho thấy các biến: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo, Chính sách lương thưởng, Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp đều có ý nghĩa thống kê đối với mô hình nghiên cứu.
- Phân tích tương quan Pearson:
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các biến độc lập: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo, Chính sách lương thưởng, Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp, Môi trường làm việc. Vì những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến nên cũng cần tiến hành phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 4.16: Kết quả Phân tích tương quan Pearson Correlations TM NT1 NT2 NT3 NT4 MT Hệ số tương quan 1 Sig. (2-tailed) NT1 Hệ số tương quan 0,324** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 NT2 Hệ số tương quan 0,189** 0 1 Sig. (2-tailed) 0,007 10 NT3 Hệ số tương quan 0,300** 0 0 1 Sig. (2-tailed) 0,000 10 10 NT4 Hệ số tương quan 0,101 0 0 0 1 Sig. (2-tailed) 0,154 10 10 10
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Theo kết quả phân tích tương quan Pearson đối với mô hình nghiên cứu thì: - Các biến độc lập: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo, Chính sách lương thưởng, Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp đều có tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (Sig.<0.01).
- Biến độc lập Môi trường làm việc không có sự tương quan với biến phụ thuộc Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ số tương quan Sig.= 0,154>0,01
- Tương quan giữa biến Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo và Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là r = 0,324.
- Tương quan giữa biến Chính sách lương thưởng và Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là r = 0,189.
- Tương quan giữa biến Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp và Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là r = 0,300.
Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp với mô hình nghiên cứu.
- Kiểm định tự tương quan trong phần dư của mô hình hồi quy tuyến tính:
Sử dụng trị số thống kê Durbin-Watson (d) để thực hiện Kiểm định tự tương quan trong phần dư của mô hình hồi quy tuyến tính.
Hệ số Durbin-Watson là d = 1,645 cho thấy các sai số trong mô hình thuộc miền không có kết luận (với mức ý nghĩa 0,01 (99%), tra bảng Durbin-Watson: dL = 1,633, dU = 1,725. Ta thấy dL < d < dU có nghĩa là các phần dư của mô hình hồi quy tuyến tính thuộc miền không có kết luận.
- Phương trình hồi quy tuyến tính:
Như kết quả phân tích mô hình nghiên cứu thì Hàm hồi qui tuyến tính đa biến thể hiện những nhân tố ảnh hưởng đến Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có dạng như sau:
TM = 0,324*NT1 + 0,189*NT2 + 0,300*NT3
- Nhân tố tác động mạnh nhất là Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo với mức độ tác động là βNT1 = 0,324.
- Nhân tố tác động mạnh thứ hai là Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp với mức độ tác động là βNT3 = 0,300.
- Nhân tố ít tác động nhất là Chính sách lương thưởng với mức độ tác động là βNT2 = 0,189.
Bảng 4.17: Thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập đến Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Ký hiệu
biến Tên biến
Giá trị tuyệt đối Beta Tỷ lệ % Thứ tự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc NT1
Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo
0,324 39,85 1
NT2 Chính sách lương thưởng 0,189 23,24 3
NT3 Bản chất công việc và mối quan hệ
với đồng nghiệp 0,300 36,91 2
Tổng 0,813 100
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS của tác giả
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả đã thực hiện phân tích mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hàm hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả tìm được 3 nhân tố ảnh hưởng đến Sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo thứ tự lần lượt bao gồm: Cơ hội đào tạo và thăng tiến, đời sống vật chất và tinh thần, cách cư xử của lãnh đạo; Bản chất công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp và Chính sách lương thưởng.
Chương 5 : HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Hàm ý quản trị
5.1.1. Phương hướng công tác tổ chứcnhân sự tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 Vũng Tàu đến năm 2020
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020. Công văn đã xây dựng các mục tiêu tổng quát như sau: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất với mức động viên hợp lý, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước. Tiến tới sử dụng quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hóa cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác quản lý thuế trở thành công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ cho giai đoạn 5 năm cuối của Chiến lược, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 2710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016 - 2020.
Để công cuộc tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016 - 2020 thống nhất trong toàn ngành nhằm đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 thuộc đơn vị.
Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là cải cách tổ chức bộ máy hành chính: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Đề án sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý thuế các cấp. Tiếp tục thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan thuế địa phương phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc sắp xếp, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế bộ máy hành chính nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/04/2018 về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quyết định số 1836/QĐ-