2.5.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Mai Hồng Quân (2016): “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định”.Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với 130 bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế 03 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố thuộc tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 03 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Quyền tự chủ của bác sĩ, (2) Gánh nặng công việc, (3) Đãi ngộ của tổ chức.
Hình 2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Bình Định
(Nguồn: Mai Hồng Quân, 2016)
Nghiên cứu của Vũ Văn Tuyên (2015): “Các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận Thủ Đức”.Nghiên cứu tiến hành khảo sát 347 Bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện quận Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất 10 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3), Sự tự chủ, (4) Quan hệ với các bác sĩ đồng nghiệp, (5) Quan hệ với các nhân viên khác, (6) Quan hệ với bệnh nhân, (7) Thời gian cá nhân, (8) Thu nhập, (9) Nguồn lực, (10) Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của các Bác sĩ thông qua 10 yếu tố trên và nghiên cứu chưa thực hiện phân tích hồi quy để đo lường mức độ tác động của các nhân tố này.
Nghiên cứu của Trần Minh Tiến (2014): “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của dược sỹ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 Dược sỹ hiện đang làm việc trong các tổ chức/ doanh nghiệp Dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 05 yếu tố tác động đến sự thõa mãn trong công việc và lòng trung thành với tổ chức, bao gồm: (1) Được tôn trọng – thể hiện bản thân, (2) Đồng nghiệp, (3) Bản chất công việc, (4) Thương hiệu của tổ chức và (5) Tiền lương – Thu nhập.
Đãi ngộ của tổ chức Quyền tự chủ của bác sĩ Gánh nặng công việc Sự hài lòng đối với công việc
Hình 2.4. Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của dược sỹ trên địa bàn TP. HCM
(Nguồn: Trần Minh Tiến, 2014)
2.5.2. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013): “Factors Affecting Physician Professional Satisfaction and Their Implications for Patient Care, Health Systems, and Health Policy”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của bác sĩ tại Mỹ. Nghiên cứu đã được khảo sát 447 bác sĩ tại sáu bang: Colorado, Massachusetts, North Carolina, Texas, Washington, and Wisconsin. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 11 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3), Sự tự chủ và kiểm soát công việc, (4) Lãnh đạo, (5) Mối quan hệ với các bác sĩ đồng nghiệp, (6) Sự công bằng và được tôn trọng, (7) Khối lượng công việc, (8) Nội dung công việc, (9) Mối quan hệ với các nhân viên khác, (10) Thu nhập, (11) Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
Được tôn trọng – thể hiện bản thân
Đồng nghiệp
Bản chất công việc
Thương hiệu của tổ chức
Tiền lương – Thu nhập
Sự thõa mãn trong công việc Lòng trung thành với tổ chức
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Mỹ
(Nguồn: Friedberg và các cộng sự, 2013)
Nghiên cứu của Wada và các cộng sự (2009): “Physician job satisfaction and working conditions in Japan”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự hài lòng trong công việc và điều kiện làm việc của bác sĩ tại Nhật Bản. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố của điều kiện làm việc liên quan đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Nhật Bản. Thông qua một bảng câu hỏi cho tất cả các bác sĩ tốt nghiệp từ một trường y tế tại Nhật Bản về điều kiện làm việc đã được xác định từ 10 khía cạnh khác nhau: (1) Thu nhập công bằng, (2) Nguồn lực bệnh viện, (3) Sự hài lòng nghề nghiệp, (4) Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân, (5) Thiếu thời gian cá nhân, (6) Công việc hành chính, (7) Khối lượng công việc, (8) Quan hệ với đồng nghiệp bác sĩ, (9) Quan hệ với nhân viên và (10) Quan hệ với bệnh nhân.
Chất lượng khám chữa bệnh
Hồ sơ y tế điện tử
Sự tự chủ và kiểm soát công việc
Lãnh đạo
Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp
Khối lượng công việc
Nội dung công việc
Mối quan hệ với nhân viên khác
Thu nhập
Sự công bằng và được tôn trọng
Sự hài lòng trong công
việc
Pháp lý và những điều liên quan đến pháp lý
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố của điều kiện làm việc liên quan đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Nhật Bản
(Nguồn: Wada và các cộng sự, 2009)
Nghiên cứu Bovier và Perneger (2003): “Predictors of work satisfaction among physicians”. Bovier và Perneger (2003) nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ, nhằm kiểm tra các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình khung lý thuyết với 05 nhân tố của sự hài lòng với các biến quan sát độc lập như sau: (1) Chăm sóc bệnh nhân, (2) Gánh nặng công việc liên quan, (3) Danh lợi, (4) Phần thưởng cá nhân, (5) Các mối quan hệ trong công việc.
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của các bác sĩ tại Thụy Sĩ
(Nguồn: Bovier và Perneger , 2003) Chăm sóc bệnh nhân
Gánh nặng công việc liên quan
Danh lợi
Phần thưởng cá nhân
Các mối quan hệ trong công việc
Sự hài lòng trong công việc của Bác sĩ Thu nhập công bằng Nguồn lực bệnh viện
Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân
Sự hài lòng nghề nghiệp
Công việc hành chính
Khối lượng công việc
Quan hệ với đồng nghiệp bác sĩ
Quan hệ với nhân viên
Quan hệ với bệnh nhân
Thiếu thời gian cá nhân
Sự hài lòng trong công
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã khám phá ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình khảo sát và đối tượng khảo sát là khác nhau, kết quả nghiên cứu cũng có những khác biệt đáng kể về mức độ tác động của từng thành phần lên sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Điều đó cho thấy không có mô hình chung cho tất cả các loại hình tổ chức. Đó cũng là cơ sở để nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định đánh giá thang đo ảnh hưởng lên lòng trung thành với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.6.1. Mô hình nghiên cứu 2.6.1. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng để tìm hiểu mối tương quan của các nhân tố với lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức, tác giả sử dụng các thành phần trong các nghiên cứu thực nghiệm của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014), Vũ Văn Tuyên (2015), Mai Hồng Quân (2016). Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu về sự hài lòng và lòng trung thành của bác sĩ tại các bệnh viện là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh BRVT nói riêng, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 06 nhân tố: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu lòng trung thành của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với lòng trung thành
của bác sĩ, là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” vào nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 07 biến độc lập: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp, (7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; một biến trung gian: Sự hài lòng trong công việc và biến phụ thuộc là lòng trung thành đối với tổ chức được trình bày cụ thể trong hình 2.8 trang 25.
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT
(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng khám chữa bệnh
Chất lượng khám chữa bệnh là mức độ gia tăng sức khỏe mong muốn mà các dịch vụ y tế cho các cá nhân và cộng đồng, phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại. Chất lượng khám chữa bệnh là bất kỳ hoạt động nào làm cải thiện cơ hội có được sức khỏe tốt của bệnh nhân, tránh những điều có hại hoặc có kinh nghiệm tốt với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chất lượng khám chữa bệnh có được khi bệnh nhân nhận được dịch vụ mà họ cần không có các rủi ro không cần thiết một cách nhân đạo và tôn trọng. Để việc khám chữa bệnh đạt được chất lượng, bệnh viện không chỉ có các bác sĩ giỏi mà còn cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị và dịch
Chất lượng khám chữa bệnh
Hồ sơ y tế điện tử
Sự tự chủ trong công việc
Thu nhập Nguồn lực bệnh viện Sự hài lòng trong công việc Lòng trung thành với tổ chức
Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp
vụ tốt. Chất lượng khám chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng từ bác sĩ trực tiếp khám cho bệnh nhân mà còn từ các đồng nghiệp khác trong bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013)đã chỉ ra rằng yếu tố Chất lượng khám chữa bệnh có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Chất lượng khám chữa bệnh tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Hồ sơ y tế điện tử
Hồ sơ điện tử là phần mềm gồm các chức năng theo lưu trữ các dữ liệu nhân khẩu học của bệnh nhân, tiền căn bệnh lý, sử dụng thuốc, các kết quả cận lâm sàng. Phần mềm này còn có thể lưu trữ thông tin về thuốc, phác đồ điều trị giúp các bác sĩ tiện lợi trong việc ra y lệnh thuốc điều trị. Hồ sơ y tế điện tử có thể là một phần trong hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện. Trong quá trình khám chữa bệnh ngoại trú, hồ sơ y tế điện tử góp phần tiện lợi cho các bác sĩ trong việc ra toa thuốc (cho biết những tên thuốc và tên hoạt chất; sự tương tác các thuốc với nhau, cảnh báo những thuốc không nằm trong phác đồ điều trị đã được xây dựng tại bệnh viện), ra y lệnh cận lâm sàng (cho biết những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh mà bệnh viện đang làm được, những xét nghiệm không thuộc nhóm chi trả của bảo hiểm y tế), cho biết số tiền mà bệnh nhân cần phải chi trả cho bệnh viện. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sĩ có thể tìm kiếm các dữ liệu về bệnh tật trước đây của bệnh nhân dễ dàng mà không cần phải tìm kiếm hồ sơ cũ. Những bệnh nặng cần theo dõi sát, các thiết bị máy móc gắn trên bệnh nhân như: monitor, máy thở sẽ được kết nối với ứng dụng trên điện thoại của bác sĩ. Mọi bất thường của bệnh nhân sẽ được báo trực tiếp cho bác sĩ dù họ ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013)đã chỉ ra rằng yếu tố Hồ sơ y tế điện tử có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H2
như sau:
Giả thuyết H2: Hồ sơ y tế điện tử tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Sự tự chủ trong công việc
Sự tự chủ trong công việc là mức độ tự do hoặc mức độ kiểm soát mà người lao động có được trong lịch làm việc và sự thể hiện trong công việc. Sự tự chủ trong công việc có thể là yếu tố quan trọng làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng công việc bởi vì nó khuyến khích người lao động cảm thấy tính hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và được tin tưởng bởi những người khác trong tổ chức.
Sự tự chủ trong y khoa là khả năng chủ động trong việc ra các quyết định điều trị, chọn các đồng nghiệp cùng làm chung với mình, khả năng can thiệp vào các quyết định quản lý, chủ động trong việc chọn giờ làm việc và lịch làm việc, ít chịu sự chi phối từ người khác hoặc từ cơ chế hệ thống quy tắc, pháp luật về các vấn đề trong công việc của họ. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013), Mai Hồng Quân (2016)đã chỉ ra rằng yếu tố Sự tự chủ trong công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H3 như sau:
Giả thuyết H3: Sự tự chủ trong công việc tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Thu nhập
Thu nhập (lương, thưởng) được xác định là nhân tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên. Theo nghiên cứu của Netemeyer và cộng sự (1996), cốt lõi để con người được khuyến khích chủ yếu bằng tiền, từ đó hướng vào việc sử dụng đồng tiền để khuyến khích, thu hút người lao động làm việc. Thu nhập là số tiền mà nhân viên có được từ toàn bộ tiền lương hàng tháng, không bao gồm các khoản thu nhập khác khi họ làm công việc khác. Thu nhập này bao gồm các loại thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại Tiền lương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao lao động, thu nhập lao động, … Theo kết quả nghiên cứu của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014), Vũ Văn Tuyên (2015) đã chỉ ra rằng yếu tố Thu nhập có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Thu nhập tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Nguồn lực bệnh viện
Nguồn lực cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe gồm có: nhân lực và vốn vật chất. Nhân lực là nguồn vốn rất quan trọng. Trong đó, giáo dục và đào tạo được xem như là công cụ chính để điều chỉnh vốn con người, quyết định những kiến thức và những kỹ năng. Không giống như vốn vật chất, kiến thức không hao mòn đi trong quá trình sử dụng. Nhưng những kỹ năng sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian với những trang thiết bị, công nghệ mới. Việc giáo dục và đào tạo không ngừng sẽ giữ cho những kỹ năng hiện có phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ và kiến thức mới. Hài lòng về nguồn lực là hài lòng với chất lượng của những con người, phương tiện và cơ sở vât chất phục vụ cho thực hành lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu của Wada và các cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng yếu tố Nguồn lực bệnh viện có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H5 như sau:
Giả thuyết H5: Nguồn lực bệnh viện tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp
Mối quan hệ với đồng nghiệp là tổng hòa các mối liên hệ giữa các cá nhân bên trong tổ chức. Khi làm việc trong một cơ quan hay tổ chức thì mối