2.6.1. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng để tìm hiểu mối tương quan của các nhân tố với lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức, tác giả sử dụng các thành phần trong các nghiên cứu thực nghiệm của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014), Vũ Văn Tuyên (2015), Mai Hồng Quân (2016). Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu về sự hài lòng và lòng trung thành của bác sĩ tại các bệnh viện là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh BRVT nói riêng, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 06 nhân tố: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu lòng trung thành của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với lòng trung thành
của bác sĩ, là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” vào nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 07 biến độc lập: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp, (7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; một biến trung gian: Sự hài lòng trong công việc và biến phụ thuộc là lòng trung thành đối với tổ chức được trình bày cụ thể trong hình 2.8 trang 25.
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT
(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng khám chữa bệnh
Chất lượng khám chữa bệnh là mức độ gia tăng sức khỏe mong muốn mà các dịch vụ y tế cho các cá nhân và cộng đồng, phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại. Chất lượng khám chữa bệnh là bất kỳ hoạt động nào làm cải thiện cơ hội có được sức khỏe tốt của bệnh nhân, tránh những điều có hại hoặc có kinh nghiệm tốt với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chất lượng khám chữa bệnh có được khi bệnh nhân nhận được dịch vụ mà họ cần không có các rủi ro không cần thiết một cách nhân đạo và tôn trọng. Để việc khám chữa bệnh đạt được chất lượng, bệnh viện không chỉ có các bác sĩ giỏi mà còn cần có hệ thống máy móc, trang thiết bị và dịch
Chất lượng khám chữa bệnh
Hồ sơ y tế điện tử
Sự tự chủ trong công việc
Thu nhập Nguồn lực bệnh viện Sự hài lòng trong công việc Lòng trung thành với tổ chức
Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp
vụ tốt. Chất lượng khám chữa bệnh không chỉ ảnh hưởng từ bác sĩ trực tiếp khám cho bệnh nhân mà còn từ các đồng nghiệp khác trong bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013)đã chỉ ra rằng yếu tố Chất lượng khám chữa bệnh có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Chất lượng khám chữa bệnh tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Hồ sơ y tế điện tử
Hồ sơ điện tử là phần mềm gồm các chức năng theo lưu trữ các dữ liệu nhân khẩu học của bệnh nhân, tiền căn bệnh lý, sử dụng thuốc, các kết quả cận lâm sàng. Phần mềm này còn có thể lưu trữ thông tin về thuốc, phác đồ điều trị giúp các bác sĩ tiện lợi trong việc ra y lệnh thuốc điều trị. Hồ sơ y tế điện tử có thể là một phần trong hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện. Trong quá trình khám chữa bệnh ngoại trú, hồ sơ y tế điện tử góp phần tiện lợi cho các bác sĩ trong việc ra toa thuốc (cho biết những tên thuốc và tên hoạt chất; sự tương tác các thuốc với nhau, cảnh báo những thuốc không nằm trong phác đồ điều trị đã được xây dựng tại bệnh viện), ra y lệnh cận lâm sàng (cho biết những xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh mà bệnh viện đang làm được, những xét nghiệm không thuộc nhóm chi trả của bảo hiểm y tế), cho biết số tiền mà bệnh nhân cần phải chi trả cho bệnh viện. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bác sĩ có thể tìm kiếm các dữ liệu về bệnh tật trước đây của bệnh nhân dễ dàng mà không cần phải tìm kiếm hồ sơ cũ. Những bệnh nặng cần theo dõi sát, các thiết bị máy móc gắn trên bệnh nhân như: monitor, máy thở sẽ được kết nối với ứng dụng trên điện thoại của bác sĩ. Mọi bất thường của bệnh nhân sẽ được báo trực tiếp cho bác sĩ dù họ ở bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013)đã chỉ ra rằng yếu tố Hồ sơ y tế điện tử có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H2
như sau:
Giả thuyết H2: Hồ sơ y tế điện tử tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Sự tự chủ trong công việc
Sự tự chủ trong công việc là mức độ tự do hoặc mức độ kiểm soát mà người lao động có được trong lịch làm việc và sự thể hiện trong công việc. Sự tự chủ trong công việc có thể là yếu tố quan trọng làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng công việc bởi vì nó khuyến khích người lao động cảm thấy tính hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và được tin tưởng bởi những người khác trong tổ chức.
Sự tự chủ trong y khoa là khả năng chủ động trong việc ra các quyết định điều trị, chọn các đồng nghiệp cùng làm chung với mình, khả năng can thiệp vào các quyết định quản lý, chủ động trong việc chọn giờ làm việc và lịch làm việc, ít chịu sự chi phối từ người khác hoặc từ cơ chế hệ thống quy tắc, pháp luật về các vấn đề trong công việc của họ. Theo kết quả nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013), Mai Hồng Quân (2016)đã chỉ ra rằng yếu tố Sự tự chủ trong công việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H3 như sau:
Giả thuyết H3: Sự tự chủ trong công việc tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Thu nhập
Thu nhập (lương, thưởng) được xác định là nhân tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên. Theo nghiên cứu của Netemeyer và cộng sự (1996), cốt lõi để con người được khuyến khích chủ yếu bằng tiền, từ đó hướng vào việc sử dụng đồng tiền để khuyến khích, thu hút người lao động làm việc. Thu nhập là số tiền mà nhân viên có được từ toàn bộ tiền lương hàng tháng, không bao gồm các khoản thu nhập khác khi họ làm công việc khác. Thu nhập này bao gồm các loại thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại Tiền lương có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thù lao lao động, thu nhập lao động, … Theo kết quả nghiên cứu của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014), Vũ Văn Tuyên (2015) đã chỉ ra rằng yếu tố Thu nhập có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Thu nhập tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Nguồn lực bệnh viện
Nguồn lực cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe gồm có: nhân lực và vốn vật chất. Nhân lực là nguồn vốn rất quan trọng. Trong đó, giáo dục và đào tạo được xem như là công cụ chính để điều chỉnh vốn con người, quyết định những kiến thức và những kỹ năng. Không giống như vốn vật chất, kiến thức không hao mòn đi trong quá trình sử dụng. Nhưng những kỹ năng sẽ trở nên lỗi thời theo thời gian với những trang thiết bị, công nghệ mới. Việc giáo dục và đào tạo không ngừng sẽ giữ cho những kỹ năng hiện có phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ và kiến thức mới. Hài lòng về nguồn lực là hài lòng với chất lượng của những con người, phương tiện và cơ sở vât chất phục vụ cho thực hành lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu của Wada và các cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng yếu tố Nguồn lực bệnh viện có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H5 như sau:
Giả thuyết H5: Nguồn lực bệnh viện tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp
Mối quan hệ với đồng nghiệp là tổng hòa các mối liên hệ giữa các cá nhân bên trong tổ chức. Khi làm việc trong một cơ quan hay tổ chức thì mối quan hệ trong tổ chức là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.
Trong thực hành lâm sàng, sự hợp tác, phối hợp làm việc giữa các bác sĩ rất quan trọng. Trong các tình huống khó, các bác sĩ phải cùng nhau họp lại đưa ra những ý kiến chuyên môn giúp cho xử trí và điều trị bệnh nhân tốt nhất. Các bác sĩ trẻ rất cần sự chia sẻ kinh nghiệm từ các bác sĩ lớn giúp cho những sai sót về chuyên môn ít xảy ra hơn. Bác sĩ thường phải gắn với lịch trực bệnh viện, khi một bác sĩ cần có thời gian đột xuất để giải quyết việc riêng, các bác sĩ trong khoa phòng có thể sắp xếp trực giúp hoặc trực thay. Theo kết quả nghiên cứu của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng yếu tố Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệpcó ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Từ đó, ta có giả thuyết H6 như sau:
Giả thuyết H6: Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Đào tạo là quá trình học tập những kỹ năng nào đó để thực hiện công việc. Thăng tiến là sự di chuyển lên một vị trí hoặc một công việc với mức độ quan trọng hơn. Trong đề tài này, đào tạo được hiểu là các khóa học kỹ năng, nghiệp vụ công việc cho bác sĩ. Đào tạo và thăng tiến được đưa chung vào nhân tố vì đào tạo được hiểu là nâng cao khả năng, tạo điều kiện cho bác sĩ trong việc hoàn thành các công việc để hướng tới tạo cơ hội thăng tiến cho bác sĩ. Do đó, người có cầu tiến đều mong muốn được làm việc trong môi trường có nhiều cơ hội học tập, trau dồi kỹ năng kiến thức.Theo kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) đã chỉ ra rằng yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Từ đó, ta có giả thuyết H7 như sau:
Giả thuyết H7: Cơ hội đào tạo và thăng tiến tác động cùng chiều đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
Trong nghiên cứu của Chang, Chiu và Chen (2010) đã chứng minh mối tương quan giữa sự hài lòng trong công việc và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức trong lĩnh vực công. Kết quả nghiên cứu này đã được Nguyễn Thị Lệ Hằng (2016) kiểm chứng lại đối với sự hài lòng và lòng trung thành của cảnh sát phòng chống chữa cháy tại TP. HCM. Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế, nghiên cứu của Trần Minh Tiến (2014) cũng đã chứng minh được mối liên hệ này. Từ đó, ta có giả thuyết H8 như sau:
Giả thuyết H8: Sự hài lòng trong công việc tác động cùng chiều đến lòng trung thành với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tổng hợp cơ sở lý thuyết về lòng trung thành của nhân viên với tổ chức đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 07 yếu tố là: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp, (7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; một biến trung gian: Sự hài lòng trong công việc và biến phụ thuộc là lòng trung thành đối với tổ chức.
Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này với mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các thang đo lường những khái niệm nghiên cứu. Trong chương này gồm những phần chính là: phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo, mô tả dữ liệu nghiên cứu.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau đây:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả nghiên cứu)
o Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng
o Kiểm tra các yếu tố trích được
o Kiểm tra phương sai trích được
o Loại biến có trọng số nhỏ Cơ sở lý thuyết
Thảo luận nhóm (10 bác sĩ)
Hiệu chỉnh thang đo
Bảng câu hỏi sơ bộ
Xác định mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=50)
Kiểm định Cronbach’s Alpha
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức (n=250)
Cronbach’s Alpha, EFA CFA
SEM
Nghiên cứu định lượng
Kiểm định Bootstrap và giả thuyết
o Loại các biến có trọng số CFA nhỏ
o Kiểm tra độ thích hợp của mô hình
o Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng
o Tính hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích được
Kiểm tra độ thích của mô hình và giá trị liên hệ lý thuyết
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng lên lòng trung thành với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.2.1. Nghiên cứu định tính
Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với môi trường tại ngành y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định tính dược thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm. Tác giả thực hiện thảo luận nhóm gồm 10 bác sĩ đang làm việc tại ngành y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu (Xem phụ lục 1 “Dàn bài thảo luận nhóm”). Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về lòng trung thành của bác sĩ với tổ chức. Các ý kiến đều đồng ý lòng trung thành của bác sĩ ngày càng trở nên quan trọng trong vấn đề duy trì và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần vào sự ổn định và phát triển của ngành y tế.