Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Khái quát về du lịch và tình hình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long
2.2.1 Khái quát về du lịch Vĩnh Long
Trước năm 1990 hoạt động du lịch cùng với hệ thống khách sạn của Nhà Nước chỉ đơn thuần phục vụ khách đến và làm việc tại tỉnh theo chế độ của cơng đồn. Sau năm 1990, hoạt động du lịch khơng cịn là ngành dịch vụ đơn thuần mà dần trở thành ngành kinh tế có nhiều triển vọng và đóng góp rất nhiều vào việc phát triển kinh tế-
xã hội cho tỉnh.
Trong các huyện, thị xã thuộc thành phố Vĩnh Long thì huyện Long Hồ được xem là huyện có nền kinh tế phát triển vượt trội với sự đóng góp của các khu cơng nghiệp Bắc Cổ Chiên, khu cơng nghiệp Hịa Phú. Là nơi có hệ thống giao thơng đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua khá đồng bộ: Quốc lộ 1A (dài 9,36 km), Quốc lộ 53 (dài 10,4 km), Quốc lộ 57 (dài 2,8 km), đường tỉnh 909 (dài 6,4 km), cùng với các tuyến đường huyện, đường liên xã và liên ấp phân bố đều trên địa bàn huyện. Giao thơng thủy ngồi 2 tuyến là sông Cổ Chiên và sơng Long Hồ cịn có hệ thống sơng, rạch vừa và nhỏ phân bố khắp trên địa bàn huyện, đã tạo cho huyện mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi cho việc lưu thông của người dân trong huyện với các huyện khác và vùng lân cận. Mạng lưới sông rạch nối liền với sông lớn (Cổ Chiên) thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp tồn diện. Tiềm năng du lịch của tỉnh tập trung chủ yếu ở 4 xã cù lao An Bình, Bình Hịa Phước, Hịa Ninh, Đồng Phú –nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, những vùng trồng cây
ăn quả đặc sản trù phú và những người dân thật thà, giàu lòng mến khách... Việc kết hợp phát triển du lịch và kinh tế vườn đã làm tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.