Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 50)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Khái quát về du lịch và tình hình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long

2.2.1.5 Tài nguyên nhân văn

a. Di tích

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 414 di tích được Nhà nước cơng nhận, trong đó có 9 di tích được Bộ VHTT cơng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Văn thánh miếu

Nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Long chừng 2 km, trên một sở đất rộng cặp bên bờ sông Long Hồ thuộc thôn Long Hồ, nay thuộc phường 4, thành phố Vĩnh Long. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là văn miếu thứ hai được lập trên vùng đất Nam bộ.(cùng với Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn thánh Miếu Biên Hòa).

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long do đại thần Phan Thanh Giản và đốc họcNguyễn

Thông chủ trươngxây dựng. Cơng trình được khởi cơng xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hồn thành cuối năm Bính Dần 1866 theo lối kiến trúc thuần Việt. Đây vừa là nơi các sĩ tử tập trung ôn luyện đèn sách,

vừa là tụ điểm hoạt động văn hóa đề cao các bậc tiền hiềnvà giáo dục lòng yêu nước, thắp sáng lên vùng đất này một tinh thần hiếu học bất diệt.

Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã được trùng tu nhiều lần qua các năm 1872, 1903, 1914, 1933, 1963, 1994 và gần đây nhất là vào tháng 6 năm 2006 vẫn giữ được vẻ đẹp tôn quý thanh cao qua năm tháng. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 457- VH/QĐ ngày 25 tháng 03 năm 1991, là niềm tự hào của người dân Vĩnh Long. Hàng năm tại Đại Thành miếu có các lễ

cúng Xuân Đinh và Thu Đinh, tại Tụy Văn Lâu có lễ vía cụ Phan vào các ngày 4 và

5 tháng bảy âm lịch, lễ cúng vọng các trung thần liệt tử vào các ngày 12 và 13 tháng mười âm lịch.

Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn

Lăng và phần mộ ông Nguyễn Văn Tồn được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX tọa lạc tại giồng Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn. Lăng Thống chế điều bát được trùng tu tôn tạo vào các năm 1937,1953, 1960, 1994 và gần đây nhất là năm 2005. Nhưng ngày lễ quan trọng nhất là ngày giỗ quan Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn vào ngày mồng ba và mồng bốn tháng Giêng âm lịch. Trong các ngày này, hàng ngàn người Việt, Hoa, Khmer ở vùng Trà Ơn, Cầu Kè, Trà Vinh, Sóc Trăng… về tham dự. Bộ VHTT đã ra quyết định xếp hạng Lăng Ơng là di tích lịch sử –văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996.

Miếu Công Thần Vĩnh Long

Theo Đại Nam nhất thống chí miếu được xây dựng vào năm 1873, tại thôn Thạch Mỹ Đông, là nơi bảo tồn, thờ phụng nguyên vẹn 85 đạo sắc thờiMinh Mạng và nơi duy nhất hội tụ gần như đầy đủ hệ thống thần long ở Nam Bộ được triều đình nhà Nguyễn sắc phong. Miếu Cơng thần Vĩnh Long hiện nay ở tại phường 5 – thành

phốVĩnhLong, bên bờ sông Cổ Chiên, là một “tượng đài” kỷ niệm 300 năm văn hóa vùng đất phương Nam này. Do đó, ngày 31 tháng 8 năm 1998, Bộ VHTT đã ra Quyết định số 1811-QĐ cơng nhận miếu Cơng thần là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Theo “Đại Nam nhất thống chí”, chùa Tiên Châu do Hòa thượng Huỳnh Đức Hội khai sáng tại cù lao sơng Tiền, thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ). Chùa chủ yếu thờ phật di đànên lúc đầu được gọi là Di Đà Tự. Từ năm 1899, chùa có tên chính thức là Tiên Châu Tự. Chùa tiên châu được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết đinh số 3211-

QĐ/BT ngày 12 tháng 12 năm 1994. Chùa Phước Hậu

Chùa tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Lúc đầu chùa có tên gọi là Đơng Hậu đến năm 1910 được gọi là Phước Hậu. Chùa có hai ngơi tháp

đẹpnổi tiếng, là tháp Thiện Hoa và tháp Đa Bảo. Chùa được Bộ VHTT cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 25 tháng 1 năm 1994.

Chùa Ông (miếu Thất phủ)

Miếu Thất phủ (Vĩnh An Cung), xây dựng từ triều Nguyễn nay thuộc khóm 2, phường 5 thị xã Vĩnh Long. Đây là cơng trình kiến trúc của nhóm thợtài hoa gồm 10

người từ Phúc Kiến sang, đứng đầu là cơng trình sư Hà Tạo. Nội cung Vĩnh An Cung trang trí tuyệt đẹp với hàng chục bộ bao lam, câu đối, hoành phi chạm lộng tinh tế, sơn son thiếp vàng. Chùa được bộ VHTT cơng nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật

ngày 25 tháng 1 năm 1994. Đình Long Thanh

Tọa lạc tại địa phận khóm 4, phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, bên bờ sông Long Hồ, cách trung tâm thành phố khoảng 3km. Đình được xây dựng vào năm 1920, là một trong những ngơi đình cổ tỉnh Vĩnh Long. Thờ chính trong

đình là Thần hồng bổn cảnh và cịn phối thờQuốc tổHùng Vương, hậu cung thờ các vị tiền hiền, hậu hiền–những người có cơng xây dựng và phát triển làng xóm. Trên sân đình cịn có đàn thờ Thần Nơng, hai miếu thờ thần Bạch Hổ và Ngũ Hành Nương Nương. Đình Long Thanh khá nhộn nhịp người đến thăm viếng vào dịp lễ lớn là lễ Hạ Điền ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch và lễ Thượng Điền ngày 16 và 17 tháng 10 âm lịch. Đình được Bộ VHTT cơng nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 25 tháng 1 năm 1995.

Đình Tân Hoa (đình Cái Đơi)

Đình được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, sau nhiều lần trùng tu đến năm 1920 gọi là Tân Hoa kinh miếu, nay thuộc xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long. Trong đình Tân Hoa cịn giữ được hàng chục bộ lam, hàng chục hoành phi, câu đối rất nhiều tự khí như: lỗ bộ, lư, đỉnh, hương án, khánh thờ…đặc biệt những tác phẩm chạm trổ đều do thợ ở Tân Nhơn (xưa) thực hiện. Đáng chú ý dù qua nhiều bước thăng trầm đình vẫn cịn bảo tồn được rất nhiều di vật có giá trị văn hóa lịch sử cao như: 12 bộ bao lam, 24 cặp lỗ bộ, 16 cặp liễn đối, 14 bức hồnh phi cùng nhiều đồ tự khí q hiếm khác. Hàng năm đình Tân Hoa có các ngày lễ lớn: lễ thượng điền vào ngày 11, 12 tháng 9 (âm lịch), Vía Thần Hồng, lễ hạ điền vào ngày 12, 13 tháng 3 (âm lịch). Đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 95 ngày 24 tháng 01 năm 1998.

Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang

Từ năm 1931, cùng với hành đạo, các chức sắc và các tín đồ Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang đã hăng hái tham gia cách mạng. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ thánh tịnh Ngọc Sơn Quang đã gây ra tiếng vang rất lớn trong và ngoài nước. Năm 1998, Thánh tịnh Ngọc Sơn Quang được Bộ VHTT cơng nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Bên cạnh đó Vĩnh Long cịn nhiều di tích văn hóa khác như: khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng(xã Long Phước, huyện Long Hồ), khu di tích cách mạng Cái Ngang (xã Phú Lộc, huyện Tam Bình), di tích Thành Mới (xã

Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm).

b. Làng nghề

Tỉnh Vĩnh Long hiện có khoảng 80 làng có nghề và làng nghề truyền thống đang hoạt động. Trong đó, có 25 làng nghề với quy mơ tương đối lớn được UBND tỉnh cơng nhận. Tuy gặp khơng ít khó khăn nhưng thời gian qua, các ngành nghề đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu, tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn.

Làng nghề đã được hình thành khoảng 100 năm ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trải qua nhiều biến động về kinh tế thị trường có lúc tưởng chừng như bị mai một nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng sự yêu nghề cần cù của những người thợ làm bánh giờ đây làng nghề bánh tráng cù lao Mây đã trở thành một làng nghề truyền thống và là điểm đến hấp dẫn khách du lịch gần xa.

Làng nghề bánh tráng giấy Tường Lộc

Tường lộc là một xã thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã tồn tại và phát triển trên 30 năm. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là bánh tráng giấy, bánh gói xơi,

bánh xếp quặn, bánh xếp làm kẹo.Các loại bánh của làng nghề được người tiêu đánh

giá là giòn và béo hơn bánh của những nơi khác. Nguyên liệu chính để làm bánh là

bột mì, nước cốt dừa, đường cát, trứng và mè đen được pha trộn theo công thức đặc biệt; thêm vào đó bánh được bán với giá cả phù hợp nên thị trường tiêu thụ của làng nghề bánh tráng giấy ở xã Tường Lộc không chỉ trong tỉnh mà ngày càng được mở rộng khắp các tỉnh lân cận như Bến Tre, Tiền Giang, Long An...

Làng nghề truyền thống tàu hủ ky Mỹ Hòa

Làng nghề tàu hủ kỳ này thuộc ấp Mỹ Khánh, xã Mỹ Hịa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long. Tàu hủky Mỹ Hịa- Bình Minh có từ lâu đời và hoạt động trên 60 năm. Mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn tàu hủ ky nhiều loại như: tàu hủ miếng lớn, tàu hủ

ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối… được chế biến từ đậu nành sạch 100% và khơng dùng bất kỳ hóa chất nào. Tàu hủ ky là nguyên liệu để làm nhiều món ăn cả chay lẫn mặnlạ miệng nên Tàu hủ ky Mỹ Hịa –Bình Minh được thị trường miền Tây, miền Đông ưa chuộng1.

Làng gốm

Vĩnh Long nằm dọc bờ sơng Cổ Chiên, với hàng nghìn lò gạch, lò gốm chen chúc nhau như nấm sau mưa, nối dài hàng chục km tạo thành một bức tranh kỳ thú, trông xa tựa những lâu đài rực đỏ dưới ánh mặt trời. Bởi thế mà dân gian xứ này còn phong cho Làng gốm Vĩnh Long là "vương quốc đỏ".

Trong số các làng nghề truyền thống của Vĩnh Long thì nghề làm gạch - gốm là

có lịch sử lâu đời nhất. Gốm Vĩnh Long có màu đỏ tự nhiên, sau khi nung ửng cịn

có lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài độc đáo. Gốm chắc, bền, màu sắc bắt mắt, dần được thị trường nội địa ưa chuộng, và thu hút sự quan tâm của cả thị trường quốc tế, mở đường cho xuất khẩu. Người dân xứ này hiếu khách, do đó đến đây tham quan không cần hẹn trước, đi ngang qua lị gốm nào thấy sinh hoạt náo nhiệt thì cứ ghé lại thăm. Tại đây, bạn có thể xem từng cơng đoạn để làm ra các sản phẩm gốm mỹ nghệ, từ nặn tượng, đổ khuôn cho đến khi đưa vào lị nung... thấy thích sản phẩm nào thì có thể mua về làm quà hoặc để trang trí trong nhà.

c. Lễ hội

Người dân sống tại Vĩnh Long chủ yếu gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa vì thế lễ hội mang nhiều đặc sắc cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên.

Lễ hội kỳ yên

Lễ kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi. Xưa kia, ở các đình cịn có tục cứ ba năm đáo lệ tổ chức hát bội, cúng thần giúp vui

bá gia, bá tánh. Những tục lệ này nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Cịn hát xướng trong ngày lễ kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu.

Lễ kỳ n cịn là dịp để các nghệ nhân thể hiện sự khéo léo như chưng hoa, kết quả. Buổi lễ cũng là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hồn tồn khơng có tục “chiếu trên, chiếu dưới” nhậu nhẹt say sưa.

Lễ cúng miễu Bà

Tại Vĩnh Long có nhiều miếu thờ Thất Thánh Nương Nương, Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu…nhưng đều áp dụng nghi lễ cúng miễu nữthần Thiên Y Ana. Chương trình cúng miễu Bà gồm các nghi thức: lễ thỉnhĐất và Nước, lễ cúng

Tiên Sư, Tiền Vãng, lễTiền Yết, lễ Chánh Cúng. Đặc biệt, vì nữ thần Thiên Y Ana thuộc tính ngưỡng Chăm nên trước kia có tục mờibà bóng đến rỗi mời, múa dâng lễ.

Do tính chất dân dã đình miếu của địa phương đã khiến các lễ hội này thu hút nhiều khách đến hành hương lễ bái.

Lễ Chol Chnam Thmay

Là lễ mừngnăm mới của người Khmer, được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, thời điểm bắt đầu vụ sản xuất nông nghiệp theo nông lịch cổ truyền của người Khmer nên lễ Chol Chnam Thmay còn đồng nghĩa với việc mừng mùa vụ mới trong năm.

Lễ Donta

Được tổ chức vào cuối tháng 8 âm lịch là một trong những lễ hội quan trọng của người Khmer xem là cái Tết thứ hai trong năm. Trong suốt thời gian này, các gia đình người Khmer thường mang cơm nước, hoa quả, bánh trái,… đến chùa để sư làm lễ cúng cho vong hồn những người đã khuất và làm lễ cầu siêu cho những vong hồn ấy.

Đối với đời sống tinh thần của con người, các lễ hội được xem như sợi dây đồng cảm, nơi người ta có thể cùng nhau chia sẻ lịng biết ơn với ông bà, tổ tiên, niềm tin tôn giáo, gửi gắm ước vọng về tương lai… Cũng với ý nghĩa như vậy, các lễ hội ở Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét đặc trưng của vùng đất nơi ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer đang sinh sống trong tình đồn kết, gắn bó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)