Lý thuyết về sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 30)

4 Lược khảo tài liệu nghiên cứu

1.1.4 Lý thuyết về sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch

Các nghiên cứu có liên quan đến thái độ, nhận thức của người dân đối với phát triển du lịch khá nhiều. Đã có một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của

người dân và đặc điểm nhân khẩu học với sự hỗ trợ của họ trong phát triển du lịch. Hầu hết trong các nghiên cứu vềthái độ của người dân về du lịch thì khi họ có thái

độ tích cực với phát triển du lịch thì cũng bao hàm việc hỗ trợ của họ với du lịch. Nghiên cứu vềthái độ nhận thức và sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch điển hình là nghiên cứu của Perdue và các cộng sự (1990) ở 16 cộng đồng ở vùng Colorado với mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của người dân với du lịch, sự

hỗ trợ cho phát triển du lịch, hay những hạn chế trong sự phát triển du lịch, sự hỗ trợ

về những loại thuế đặc biệt có liên quan đến du lịch. Và trong mô hình nghiên cứu này, ông bắt đầu với những đặc điểm cá nhân của người dân và những lợi ích cá nhân mà họ nhận được từ du lịch. Nếu người dân càng nhận được nhiều lợi ích cá nhân từ

du lịch thì thái độ của họ với phát triển du lịch sẽ tích cực hơn. Sau đây là mô hình

nghiên cứu của Perdue và các cộng sự (1990).

1Hình 1.1: Mô hình về nhận thức của người dân (Perdue et al. 1990)

(Nguồn : trích từ bài nghiên cứu của Phạm Hồng Long, 2012)

Một nghiên cứu khác của Miman và Pizam (1988) ở vùng Central Florida, kết quả nghiên cứu đã chỉra là người dân có sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với du lịch. Trong bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 10 biến liên quan đến nhân khẩu học thông qua phân tích hồi quy thì có 1 biến có thể dựđoán sự hỗ trợđối với phát triển du lịch, cụ thể là việc làm trong ngành du lịch. Trong bài nghiên cứu này sự hỗ trợ của người dân ở

các tiêu chí :(1 ) người dân sẽ hỗ trợ cho du lịch nếu họ cảm thấy du lịch mang đến nhiều lợi ích hơn là chi phí, (2) người dân có xu hướng nhìn vào những lợi ích về mặt kinh tế, (3) người dân có xu hướng nhìn vào các chi phí từ các quan điểm xã hội, (4)

đặc điểm nhân khẩu học với việc làm trong ngành du lịch giải thích cho sự hỗ trợ của

người dân với du lịch.

Nghiên cứu của Tsung Hung Lee( 2012 ),nghiên cứu bao gồm các mặt gắn kết với cộng đồng, sự bao gồm tham gia của cộng đồng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về chi phí và sự hỗ trợ cho việc phát triển du lịch bền vững ở vùng ngập nước Cigu

phía Tây Nam Đài Loan. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gắn kết cộng đồng và sự

tham gia của cộng đồng là những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững. Và lợi ích mà người dân nhận được có quan hệ với sự gắn kết cộng đồng và phát triển bền vững. Với các giả thiết được đưa ra trong bài nghiên cứu như sau:

H1 : Nhận thức lợi ích của du lịch bền vững trực tiếp và sự tích cực ảnh hưởng

đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H2 : Nhận thức chi phí của du lịch bền vững trực tiếp và sự tiêu cực ảnh hưởng

đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H3. Gắn bó cộng đồng trực tiếp và sự tích cực ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H4 : gắn bó cộng đồng trực tiếp và sự tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức chi phí và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ của người dân với phát triển du lịch bền vững.

H5 : Sự tham gia của cộng đồng trực tiếp và tích cực ảnh hưởng đến nhận thức lợi ích và gián tiếp ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ cư dân cho phát triển du lịch bền vững.

H6 : Sự tham gia của cộng đồng trực tiếp và tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức chi phí và gián tiếp ảnh hưởng tích cực hỗ trợcư dân cho phát triển du lịch bền vững. Với bảng câu hỏi thang đo Likert 7 mức độ nghiên cứu đã chỉ ra được sự gắn kết với cộng đồng và tham gia của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững của địa phương.

Ngoài ra trong bài nghiên cứu của Yu-Jen Chiang, Shih-Shuo Yeh (2011) đánh

giá các nhân tốảnh hưởng đến nhận thức và thái độđối với các hoạt động phim ảnh quảng bá du lịch cũng dựa trên mô hình của Perdue và các cộng sự (1990), Gursoy và Rụtherford (2004), mối quan hệ giữa các biến được thể hiện với 6 giả thiết như

2Hình 1.2: Mô hình về sự hỗ trợ cho việc phát triển du lịch

(Nguồn : Nghiên cứu của Yu-Jen Chiang, Shih-Shuo Yeh (2011), trích từ bài nghiên cứu của Phan Thị Bích Vân, 2012)

Trong bài nghiên cứu của Sun Hee Choi (2010) về tác động của du lịch sự hỗ

trợ của người dân với sự phát triển du lịch ở vùng Jeongseon, tỉnh Gangwon, South Korea thì nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng rất lớn đến hỗ trợ cho du lịch. Những

người dân đang tham gia vào các công việc có liên quan đến du lịch hay có người

thân làm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch sẽ có thái độ tích cực hơn và nhận thức du lịch tốt hơn. Sự quản lí việc tăng trưởng Các biến nhân khẩu học Lợi ích nhận được từ du lịch Tích cực Tiêu cực Nhận thức về sựtác động Thái độ 3 H1 3 H3 3 H2 3 H5 3 H6 3 H4

3Hình 1.3: Sự hỗ trợ của người dân với sự phát triển du lịch

(Nguồn : Mô hình nghiên cứu của Sun Hee Choi (2010) dựa trên sự nghiên cứu của Perdue, Long & Allen, (1990))

Tổng hợp từ các bài nghiên cứu trên ta có

Các tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của người dân với du lịch như sau :

1. Thích nhìn thấy nhiều khách du lịch ởđịa phương.

2. Các chiến lược phát triển rõ ràng và phổ biến đến tất cả doanh nghiệp và cộng

đồng địa phương.

3. Luôn hỗ trợ và tôn trọng khách du lịch trong suốt quá trình tìm hiểu tại địa

phương.

4. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình giáo dục vềmôi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

5. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình phát triển du lịch bền vững trong

tương lai.

6. Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp cho kinh tế của

địa phương.

7. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến du lịch.

8. Sẵn sàng tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa giữa người dân địa

phương và khách du lịch. Tác động tiêu cực  Kinh tế  Văn hóa-xã hội  Môi trường Các biến nhân khẩu học  Tuổi  Nghề nghiệp  Giới tính  Thu nhập Tác động tích cực  Kinh tế  Văn hóa xã hội  Môi trường Sự hỗ trợđối với phát triển du lịch H9-H10 H1-H8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)