Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1.1 Số liệu thức ấp
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, số liệu thống kê từ Sở VHTT&DL Vĩnh Long, Cục thống kê Vĩnh Long,…có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề nghiên cứu.
1.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Vĩnh Long, hiện có khoảng 40 điểm tham quan du lịch, trong đó có 26 điểm
homestay kết hợp với nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: đờn ca tài tử, mua sắm, ẩm thực, ngủ qua đêm tại nhà dân tập trung ở 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ (19 cơ sở) và ở huyện Vũng Liêm, Trà Ơn, Tam Bình. Số cịn lại là các điểm du lịch theo vụ mùa trái cây.
Các xã cù lao của huyện Long Hồ là điểm sáng cho du lịch ở Vĩnh Long tập trung chủ yếu ở 4 xã An Bình, Bình Hịa Phước, Hịa Ninh và Đồng Phú. Đây là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch homestay và hiện tại xu hướng hoạt động du lịch đang phát triển mạnh tại cù lao này.
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với cỡ
mẫu và phương pháp chọn mẫu như sau:
Phỏng vấn viên hỗ trợ là cán bộxã đang làm việc và hai hướng dẫn viên du lịch hiểu rõ vềđặc điểm cũng như địa hình du lịch ởđịa phương.
Đối tượng phỏng vấn: người dân địa phương sống và làm việc tại xã An Bình,
Bình Hịa Phước, Hịa Ninh, Đồng Phú, và người dân đang sống tại phường 4, Phường 5 thành phốVĩnh Long Long và có sốnăm sống tại Vĩnh Long ít nhất là 5 năm trở
lên.
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện.
Phương pháp xác định cỡ mẫu: Theo giáo trình phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “ Thơng thường thì số
Như vây bài nghiên cứu này sẽ dùng 32 tiêu chí nhận thức vềtác động tiêu cực và tích cực của du lịch cũng như sự hỗ trợ của người dân đối với du lịch để tìm ra cỡ
mẫu.
32 x 5 = 160 quan sát
Để nghiên cứu có độ tin cậy cao, cỡ mẫu sẽ gồm 200 quan sát.
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tảcác đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê mơ tảđược sử dụng trong việc mơ tả
và phân tích các số liệu về các biến nhân khẩu học của người dân tỉnh Vĩnh Long. Phân tích nhân tố kết hợp với thang đo Likert 5 mức độ dể phân tích các tác
động tích cực và tiêu cực của du lịch về các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội đối với người dân tỉnh Vĩnh Long.
Việc xác định mức độ nhận được lợi ích từ du lịch, nhận thức của người dân về tác động tích cực và tiêu cực của du lịch cũng như sự hỗ trợ của họđối với du lịch tại
địa phương mình sinh sống được thực hiện với thang đo Likert 5 mức độ từ Rất không
đồng ý đến rất đồng ý với khoảng cách giữa các mức độ là 0.8. Khoảng cách được
tính như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum-Minumum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Trong đó, ý nghĩa của từng mức điểm được thể hiện cụ thểnhư sau:
• 1,00 -1,80 Rất khơng đồng ý
• 1,81- 2.60 khơng đồng ý
• 2,61 – 3,40 khơng ý kiến
• 3,41 – 4,20 đồng ý
Phân tích nhân tố sẽ giúp rút gọn một sốlượng biến nhiều thành một sốlượng biến ít hơn mà vẫn khơng làm mất đi ý nghĩa nghiên cứu vì bộ biến mới vẫn bao hàm tất cả những biến ban đầu
Mơ hình nhân tốđược thể hiện bằng phương trình:
Xi = Ai1F1+ Ai2F2 + ... +AimFm + ViUi (2) - Trong đó :
• Xi : biến thứ i chuẩn hóa.
• Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tối đối với biến j.
• F : các nhân tố chung.
• Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tốđặc trưng i đối với biến i.
• Ui : nhân tốđặc trưng của biến i.
• m : số nhân tố chung.
- Các bước tiến hành phân tích nhân tố:
• Xác định vấn đề.
• Xây dựng ma trận tương quan.
• Xác định số lượng nhân tố.
• Xoay các nhân tố.
• Đặt tên và giải thích các nhân tố.
Mục tiêu 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đotương quan với nhau. Hệ số Cronbach Alpha phải có giá trị từ0.6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tốcó tương quan
với nhau. Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (corrected Item-total Correlation) thể hiện sựtương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sựtương quan các biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. Các biến có hệ sốtương quan biến tổng nhỏhơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại bỏthang đo.
nhóm biến. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Giá trị hội tụ nghĩa là các biến quan sát cùng nhóm sẽ gom về 1 cột trong ma trận xoay. Giá trị phân biệt nghĩa là giữa các nhân tố sẽ có sự tách biệt rõ ràng, mỗi nhóm nhân tố biểu hiện bằng một cột trong ma trận xoay. Một khi dữ liệu cột này hao hao cột kia thì sẽ dẫn đến tình trạng biến quan sát của nhân tố này sẽ nhảy sang nhân tố khác.
Phân tích nhân tố (EFA) được sử dụng khi hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) có giá trị lớn hơn 0.5 (Garson, 2003). Các hệ số tải nhân tố nhỏhơn 0.4 sẽ tiếp tục bị
loại khỏi nhóm biến để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố; điểm dừng khi eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 0.5 (Gerbing & Anderson, 1998). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố với phép quay Varimax sẽđược sử dụng để phân tích nhân tố.
Theo Hair et al (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, hệ số tải nhân tốlà tiêu chí đểđảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Hệ số tải nhân tố >0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ
số tải nhân tố >0.4 được xem là quan trọng >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >0.55, nếu cỡ
mẫu của bạn khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0.75.
Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích ở hai mục tiêu trên với những kiến thức của bản thân và phương pháp suy luận đểđề xuất một số giải pháp nhằm làm tăng sự
hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch và một số giải pháp phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển của vùng.
5Hình 1.5: Quy trình nghiên cứu Thu thâp Chọn lọc Phân tích Tổng hợp So sánh Thái độ đối với những tác động Nhận thức về tác động tiêu cực
Đánh giá nhận thức và các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long Thu thập số liệu
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân
với các tác động của du lịch Thống kê mô tả Thống kê mơ tả Nhận thức về tác động tích cực Xử lý số liệu Kiểm định sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học và lợi ích cá nhân Thơng tin nhân khẩu học của người dân Lợi ích cá nhân Số liệu thứ cấp Xác định địa bàn nghiên cứu Thiết kế bảng câu hỏi Phỏng vấn trực
tiếp người dân Tình hình du lịch tỉnh Vĩnh Long và phân tích những tác động của du lịch với tỉnh Vĩnh Long Phương pháp
so sánh
Số liệu sơ cấp
Cronbach's Alpha
Phân tích nhân tố Cronbach's Alpha
Tóm tắt chương 1
Chương này trình bày tồn bộcơ sở lý luận có liên quan đến bài nghiên cứu và trình bày tồn bộ quy trình nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu chính được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với kích thước mẫu gồm 200 quan sát, phỏng vấn khảo sát người dân bằng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 rất không đồng ý đến 5 rất đồng ý. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp, thu thập
được sẽđược mã hóa, nhập liệu và làm sạch với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH VĨNH LONG