4 Lược khảo tài liệu nghiên cứu
2.1 Tổng quan về Vĩnh Long
Lịch sử Vĩnh Long là một phần lịch sử của xứ Nam Kỳ, gắn liền với lịch sử vùng đất mới phương Nam. Dinh Long Hồ được thành lập vào năm 1732 đã trở thành mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển vùng đất phía Nam sông Tiền nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đây có thể coi như mốc khai sinh tỉnh Vĩnh Long, mở đầu cho hành trình khai phá vùng đất mới dẫu gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào của các cư dân Việt, Hoa, Khmer. Dinh Long Hồ bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Vĩnh Long đã trải qua nhiều lần đổi tên như Hoàng Trấn Dinh năm 1779, Trấn Vĩnh Thanh từ 1780 đến 1839, tỉnh Vĩnh Long từ 1839 đến 1950, tỉnh Vĩnh Trà từ 1951 đến 1954, tỉnh Vĩnh Long từ 1954 đến 1975, tỉnh Cửu Long từ 1976 đến 1992. Vào tháng 5 năm 1992 đến nay, Vĩnh Long được tái lập gồm 8 huyện, thị xã với 109 xã, phường thị trấn và 846 ấp, khóm. Vĩnh Long thuộc trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 152.017,6 ha, với dân số khoảng 1.041.453 người, mật độ 685 người/km2. Vĩnh Long một trong
những tỉnh có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long vốn là nơi sớm tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh tiến bộ khác. Vĩnh Long có nhiều di tích văn hóa quốc gia như Văn Thánh Miếu, Chùa Tiên Châu, Đình Long Thanh, Chùa Phước Hậu, Chùa Ngọc Sơn Quang, Đình Tân Hoà, Miếu Công Thần… Vĩnh Long cũng sớm có phong trào văn nghệ, sáng tác ca ra bộ của Trương Quang Huờn, Tống Hữu Định… Các nghệ sĩ nổi tiếng được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân như nghệ sĩ Phạm Văn Hai (Ba Du), nghệ sĩ Út Trà Ôn, Nghệ sĩ Thành Tôn… các nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan, Thanh Hương, Lệ Thuỷ, Hoàng Long… Nhiều nhà văn, nhà báo, nhiều hội viên nhạc, kịch, họa… cấp quốc gia.