KẾT LUẬN I Kết luận

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 57 - 60)

I. Kết luận

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài với kết quả thu được có thể rút ra một số kết luận chính như sau:

1. Nội dung nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều. Đây là quan điểm giảm nghèo mới chú trọng về chất lượng giảm nghèo hơn số lượng. Kết quả nghiên cho thấy, quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo ở Bình Định đã có nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm về mặt số lượng, tuy nhiên về mặt chất lượng thì nhìn chung đa số người nghèo ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao đạt trên chuẩn nghèo chưa cao và nhiều hộ nghèo không thể tự duy trì khả năng thoát nghèo nếu gặp sự cố mà thiếu sự hỗ trợ.

2. Hiện nay tỉnh Bình Định tuy vẫn còn hộ nghèo theo thu nhập và thiếu hụt ở các chiều của nghèo đa chiều, nhưng đã giảm từ 10,65% năm 2016 xuống 5,34% năm 2019 và dự kiến cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 4,2%. Tỉnh có 3 huyện nghèo miền núi, 31 xã đặc biệt khó khăn (gồm 168 thôn đặc biệt khó khăn) và 29 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 18 xã, thị trấn khu vực II và 09 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Trong giai đoạn 2016-2020, công tác giảm nghèo phải thật sự khẳng định vai trò chủ động trực tiếp của người nghèo, bên cạnh đó cần được quan tâm của chính quyền các cấp ở địa phương và nhận được hỗ trợ từ nhà nước, cộng đồng để cải thiện đời sống và thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn một số bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa muốn tự thoát nghèo, gây khó khăn cho công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung người nghèo cần hỗ trợ từ nhiều chính sách liên quan đến sinh kế như: đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đất đai, vốn... trong đó chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi được xem là quan trọng nhất để tháo gỡ vướng mắc giúp hộ nghèo vượt lên thoát nghèo bền vững.

3. Nội dung nghiên cứu đã tập trung phân tích, đề xuất các quan điểm và mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể để thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Định. Các quan điểm, mục tiêu này vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước vừa phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững ở tỉnh Bình Định.

Đồng thời đã tập trung nghiên cứu về các giải pháp giảm nghèo bền vững cho tỉnh Bình Định hiện nay và định hướng cho giai đoạn 2021-2025. Các giải

pháp bao gồm: giải pháp chung, xuyên suốt quá trình giảm nghèo liên quan đến tổ chức sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; giải pháp hoàn thiện các chính sách giảm nghèo bền vững, nâng cao nhận thức mới và hình thành văn hóa thoát nghèo cho cộng đồng; giải pháp giảm nghèo phân theo vùng, miền; phân theo đối tượng thụ hưởng.

Các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nêu trên có tính khả thi và tin tưởng rằng nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ tạo ra động lực cho người nghèo và sẽ đạt kết quả cao trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025.

II. Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhằm triển khai ứng dụng có hiệu quả trong thực tế, cần kiến nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định một số nội dung sau:

- Trong quá trình xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách giảm nghèo của các cấp, các ngành giai đoạn 2021 - 2025, cần phải quán triệt việc khai thác, sử dụng, phát huy các nguồn lực theo hướng xây dựng mô hình sinh kế cho người nghèo, mô hình (2+3), tức là trong 5 nguồn lực của mô hình sinh kế thì người dân tự lo về: lao động và đất đai; còn nhà nước hỗ trợ về: kỹ thuật, vốn và thị trường. Tuy nhiên tùy theo một số vùng đang thật sự khó khăn về lao động, đất đai thì nhà nước xem xét hỗ trợ một phần khi cần thiết.

- Để giảm nghèo có kết quả và bền vững lãnh đạo các cấp tỉnh Bình Định cần rà soát, đánh giá đầy đủ hơn các yếu tố cơ bản, các nguồn lực, tiềm năng liên quan đến giảm nghèo để tiếp tục khai thác, sử dụng, phát huy phù hợp, hiệu quả như: hệ thống thủy lợi, canh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống giao thông kết nối nội vùng, ngoại vùng để liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; công tác định canh, định cư gắn với quỹ đất sản xuất, điều kiện môi trường giáo dục, y tế, văn hóa truyền thống của người dân; chất lượng, thói quen, tâm lý và kỹ năng của lao động hộ nghèo.

- Tỉnh Bình Định cần ban hành một chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương trên cơ sở quy định chung của nhà nước. Trong đó cần quan tâm đến các đối tượng nghèo như: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội; hộ nghèo người có công; Hộ tái nghèo; quan tâm đến chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế...

- Nghiên cứu xây dựng các Đề án giảm nghèo theo từng huyện, cho 3 huyện miền núi: An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

- Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa và công tác tuyên truyền của các đoàn thể cần bổ sung thêm nội dung xây dựng “Văn hóa thoát nghèo” cho cộng đồng, bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp và người dân nói chung, nhất là người nghèo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƯ lần thứ 5 của về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;

2. Báo cáo Chính phủ về chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội;

3. Thông tư số 25/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình xác định hộ cận nghèo theo quy định tại khoản 4 điều 1 Quyết định số 117/2008/QĐ-TTg ngày27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2008;

4. Đề án Tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;

5. Đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng trong giai đoạn 2016-2020;

6. Quyết định số 1095/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

7. Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

8. Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2018.

9. Kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2016-2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Định;

10. Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Quốc hội ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13;

11. Quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”;

12. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

13. Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg về Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015;

14. Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

15. Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025;

16. Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 06/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định;

17. Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2025;

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w