Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đến

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 34 - 35)

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, thích ứng với biến đổi khí hậu (về y tế, giáo dục, an ninh lương thực, nhà ở an toàn, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận nguồn thơng tin có chất lượng, bảo hiểm xã hội…). Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Giảm ít nhất 2/5 tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi đang sống nghèo khổ so với năm 2021.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân 1% - 1,5%/năm riêng các huyện nghèo, nhất là các huyện nghèo 30a; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021 – 2025. - Đảm bảo 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng 70% người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2025 tăng lên 2 lần so với năm 2021 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thơn đặc biệt khó khăn, hộ nghèo DTTS tăng gấp 2,5 lần vào cuối năm 2025).

- Trên 95% số hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

- 100% hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp hư hỏng nặng được hỗ trợ xây dựng lại nhà ở, đảm bảo nơi ở an tồn, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo có nhu cầu, điều kiện phát triển sản xuất, được tiếp cận các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo; có từ 20% đến 25% hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng thu nhập thoát nghèo, thoát cận nghèo khi tham gia dự án.

3.2. Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2021 - 2025 giai đoạn 2021 - 2025

3.2.1. Giải pháp giảm nghèo tổng thể, dài hạn và bền vững tỉnh Bình Định

Trong bối cảnh việc giải quyết đói nghèo ngày càng khó khăn hơn, tốn kém nhiều hơn song các nguồn lực hiện tại có xu hướng giảm; theo đó, nhằm tạo động lực mới về giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, tỉnh Bình Định cần dựa trên các trụ cột chính như: Phát triển kinh tế nơng nghiệp có năng suất và giá trị cao; tăng năng suất lao động và chuyển sang các việc làm có năng suất cao hơn; tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mở rộng an sinh xã hội; nâng cao năng lực phòng, chống và lồng ghép giảm thiểu rủi ro vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w