Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 49 - 50)

4) Nâng cao năng lực phòng, chống và lồng ghép giảm thiểu rủi ro vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trước hết là biến đổi khí hậu

3.2.3.2. Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Ở tỉnh Bình Định, vùng ven biển có tỷ lệ nghèo thấp hơn so với miền núi nhưng mức độ rủi ro cao hơn. Các rủi ro bao gồm: i) Rủi ro do nguồn vốn tài nguyên suy giảm nhanh và nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường; ii) Đặc biệt là rủi do thiên tai (bão, lũ) ngày càng khó lường. Theo đó, nhằm giảm nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, tỉnh Bình Định cần có các chính sách ưu tiên về giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực phòng chống thiên tai và mở rộng diện an sinh xã hội ở khu vực này.

Tỉnh nên tăng cường đầu tư hạ tầng phịng, chống thiên tai cho các xã ven biển có nhiều nguy cơ. Đồng thời cần có các giải pháp hỗ trợ phục hồi nhanh sinh kế trong trường hợp xảy ra thiên tai. Đầu tư phát triển các cơng trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho các xã còn thiếu (hoặc chưa đủ).

Hỗ trợ cho vay có điều kiện, có hồn trả, có thời hạn để nâng cao ý thức, nỗ lực thoát nghèo của từng hộ. Tuy nhiên có thể trả góp dưới mọi thời điểm và mọi giá trị (Bài học từ Ngân hàng Grameen: đảm bảo mức thu nợ cao nhờ phân kì trả nợ ngắn (trả hàng tuần); người vay đóng tiết kiệm hàng tuần với số lượng từ 5 đến 50 đồng taka)

Hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh miễn phí; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, con em các gia đình khó khăn được miễn giảm các khoản đóng góp và học phí khi đi học.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, bãi ngang, ven biển và hải đảo. Hỗ trợ nước sinh hoạt, hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo; đảm bảo tiếp cận đầy đủ về thông tin, thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người nghèo.

Hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và các chi phí khác để cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Dạy nghề cho phụ nữ vùng biển nói riêng và các hộ nghèo nói chung nhằm tạo việc làm tại chỗ, hướng dẫn cách làm ăn, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm thiểu lao động nhàn rỗi, ăn theo. Cần phải có chính sách hỗ trợ học nghề phù hợp với lao động thuộc hộ mới thoát nghèo trong 1 - 2 năm, tạo điều kiện để hộ thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mơ hình thốt nghèo ch các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo như mơ hình ni tơm, cá, vịt, đặc biệt là vịt biển trên cùng một diện tích; chế biến thủy sản; mơ hình ni gà, lợn, ni bị nhốt chuồng; mơ hình phát triển sản phẩm làng nghề...tùy theo loại hình mà các mơ hình này cần được tổ chức thành tổ hợp tác, HTX, liên kết với doang nghiệp,... để đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Ngoài tiến hành giảm nghèo khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, khu vực bãi ngang, ven biển thì cũng cần quan tâm thích đáng đến giảm nghèo ở khu vực trung du, đồng bằng và cả thành phố bởi vì các khu vực này tuy tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo thấp nhưng cũng có những khó khăn trong giảm nghèo theo hướng đa chiều và bền vững. Một số nơi rất khó thốt nghèo do biến đổi khí hậu thường xuyên xảy ra, do biến động của thị trường, do những rủi ro trong cuộc sống, do thất nghiệp...

Một phần của tài liệu tiểu luận giam nghèo (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w