4) Nâng cao năng lực phòng, chống và lồng ghép giảm thiểu rủi ro vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, trước hết là biến đổi khí hậu
3.2.2.2. Hồn thiện các chính sách giảm nghèo bền vững (1) Đối với các chính sách của Trung ương
Nghiên cứu đề xuất thay đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH và Thơng tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH về rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, cụ thể:
- Nên có hướng dẫn việc rà sốt thu nhập thực tế của các hộ gia đình và bổ sung thêm cột thu nhập bình quân đầu người hàng tháng để nhận dạng nhanh hộ gia đình từ ban đầu.
- Tại khoản 2, Điều 4, việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện thường xun tại thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị UBND cấp xã (trưởng thôn xác nhận) đối với những hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất để bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc đề nghị xét duyệt thoát nghèo, cận nghèo. Cần bổ sung thêm: khơng quy định hộ gia đình có giấy đề nghị xét bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo mới công nhận, mà cán bộ thôn, điều tra viên cần tổ chức nhận diện hộ có khả năng nghèo, cận nghèo để đưa vào danh sách.
- Xem xét việc rút ngắn các biểu mẫu, nội dung các biểu mẫu lặp lại nhiều lần và trùng lắp như ghi tên danh sách từng thành viên trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo gây mất thời gian và dễ sai sót trong q trình ghi thơng tin. Trong khi đó giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ cận nghèo đã quy định rõ tên từng thành viên trong hộ gia đình.
- Cần sửa đổi, bổ sung thơng tin tiêu chí đất đai, chăn ni trong phiếu điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với khu vực thành thị (sinh sống vùng ven đơ thị), có làm việc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cho phù hợp với thực tế đời sống của các hộ dân trong vùng này. Việc chấm điểm đối với tài sản, xe máy, xe có động cơ chưa phù hợp vì không quy định rõ số lượng, cũng như chất lượng tài sản.
Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững
- Cần điều chỉnh theo hướng nâng mức hỗ trợ thực hiện các chính sách đặc thù của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a) do Chương trình này ban hành năm 2008, đến nay một số nội dung khơng cịn phù hợp, mức hỗ trợ thấp. Đảm bảo nguồn lực hỗ trợ sản xuất; đầu tư trung tâm dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn các huyện nghèo theo Chương trình 30a. Tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm phù hợp với đặc điểm vùng, miền và các đối tượng thụ hưởng giáo dục từ các chính sách do giáo dục mang lại.
- Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị y tế đồng bộ, đầy đủ đảm bảo công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân. Quan tâm cho tăng mức vay vốn ưu đãi hỗ trợ về nhà ở đối với hộ
nghèo: nâng mức vay tối đa đối với hộ xây dựng mới là 50 triệu đồng/hộ để hộ nghèo có thể vay vốn làm nhà ở đảm bảo theo diện tích tối thiểu quy định và đầu tư vốn sản xuất mang tính lâu dài để giảm nghèo bền vững.
- Đầu tư, hỗ trợ cho chính sách giảm nghèo phải đi vào trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, cần giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối quản lý (cụ thể là cơ quan Thường trực Chương trình), tránh đầu tư phân tán, nhiều cơ quan quản lý, vừa kém hiệu quả vừa lãng phí ngân sách nhà nước, trong khi ngân sách cịn khó khăn. Đưa tiêu chí đánh giá mức giảm nghèo (là tỉ lệ hộ nghèo thoát nghèo trong năm so với hộ nghèo có vào đầu năm) để đánh giá hiệu quả triển khai chương trình của các địa phương có tỉ lệ hộ nghèo thấp (các địa phương có tỉ lệ nghèo thấp thì việc giảm 1–2%/năm là rất khó mặc dù đã có rất nhiều cố gắng).
- Bổ sung, sửa đổi chính sách đối với bảo trợ xã hội, trong đó bỏ quy định người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được vào các trung tâm bảo trợ xã hội phải là hộ nghèo, thực tế này đã phát sinh hộ nghèo của các đối tượng bảo trợ xã hội để đủ điều kiện vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Thực hiện xã hội hóa tại các cơ sở bảo trợ xã hội cơng lập. Bên cạnh đó, có chính sách khuyến khích về đất đai, thuế để tư nhân đầu tư vào việc chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là ở khu vực đô thị.
(2) Đối với các chính sách của tỉnh Bình Định
Nhằm hỗ trợ giảm nghèo bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Bình Định cần thực hiện một số nội dung sau:
- Cần khoanh vùng người nghèo (vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao như xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện 30a, vùng DTTS) nhằm nâng mức hỗ trợ BHXH tự nguyện cho người nghèo từ 30-50%, điều này cũng phù hợp và giúp BHXH đa dạng thêm đối tượng tham gia.
- Rà soát một cách chặt chẽ để đảm bảo đúng đối tượng và cứng rắn xử lý những trường hợp lợi dụng, thậm chí tranh giành để được hưởng chính sách của người nghèo, đơn cử: Các hộ gia đình khơng nghèo, nhưng bằng cách tách bố mẹ nằm trong diện khơng có nguồn thu nhập để được đưa vào hộ nghèo theo quy định - đây là thực trạng phản ánh lỗ hổng của chính sách hỗ trợ người nghèo đang được một số người lợi dụng để được nghèo “bền vững”.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên cho hộ nghèo đồng bào DTTS, thơng qua chính sách hỗ trợ cho vay vốn, đào tạo nghề để tạo sinh kế cho hộ nhằm ổn định và duy trì thu nhập từng bước thốt nghèo. Thực hiện các chính sách hỗ trợ các dịch vụ xã hội
cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, đất sản xuất (hướng tiếp cận đa chiều). Vận động nguồn kinh phí ngồi ngân sách nhà nước để hỗ trợ người cận nghèo, người dân có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế được đầy đủ và nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế theo lộ trình bảo hiểm y tế tồn dân. Đảm bảo cho hộ nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu hợp vệ sinh và tiếp cận đầy đủ về thông tin, trợ giúp pháp lý miễn phí...
- Tập trung ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và miền núi qua các Dự án của Chương trình 30a, Chương trình 135. Trước hết là ưu tiên đầu tư các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thơn đặc biệt khó khăn Chương trình 135 và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
- Chú trọng nhân rộng mơ hình hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo bền vững có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp xã, trưởng thôn bản. Ngồi ra cịn lồng ghép các chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực người dân, cộng đồng trong công tác giảm nghèo.
- Tiếp tục đổi mới cơng tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các cấp; xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội đối với cơng tác giảm nghèo. Đặc biệt cần chú trọng lồng ghép và đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình liên quan đến giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, nhất là chương trình xây dựng nơng thơn mới…