Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang totcos (Trang 82 - 104)

Sau 28 ngày điều trị, ở thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư, tỷ lệ tốt và khá chiếm 63,3% ở nhóm nghiên cứu và chiếm 38,7% ở nhóm chứng, mức trung bình ở nhóm NC là 36,7% còn ở nhóm chứng là 51,6%, có sự khác biệt về các tỷ lệ giữa 2 nhóm với p < 0,05 (bảng 3.18).

Thể huyết ứ số lượng bệnh nhân nhóm NC đạt loại tốt là 5/10, khá 3/10 bệnh nhân (tỷ lệ 80%), còn ở nhóm chứng tốt và khá là 3/9 bệnh nhân (33,3%). Do số lượng bệnh nhân thể huyết ứ ít nên chúng tôi sơ bộ thấy rằng tỷ lệ tốt và khá ở nhóm nghiên cứu có xu hướng tốt hơn nhóm chứng, tuy nhiên cần phải đánh giá trên số lượng bệnh nhân lớn hơn để đủ ý nghĩa thống kê. Thể bệnh huyết ứ chỉ có số ít là huyết ứ đơn thuần, còn lại là huyết ứ trên nền Can Thận hư. Khi dùng điện châm, XBBH đã làm thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy khí huyết lưu thông, cùng với Totcos có các vị bổ 2 tạng Can Thận, có các vị bổ huyết hoạt huyết, chữa được các chứng huyết ứ ở kinh lạc, do vậy mức độ cải thiện cũng sẽ khá hơn.

Về kết quả theo thể bệnh phong hàn thấp kết hợp can thận hư của chúng tôi có tỷ lệ tốt và khá cao hơn trong NC của Nguyễn Thị Thúy (2016):

tỷ lệ rất tốt và tốt (34,3%) ở nhóm I và 26,7% ở nhóm II. Trong NC của Nguyễn Thị Thúy thì hiệu quả theo thể huyết ứ tốt hơn thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư (p < 0,05). Sở dĩ có sự khác nhau này là vì trong NC của chúng tôi, số lượng bệnh nhân thể phong hàn thấp Can Thận hư nhiều gấp 3 lần so với thể huyết ứ, thể huyết ứ cũng có kết quả tốt nhưng số lượng bệnh nhân quá ít nên chưa thể khẳng định được hiệu quả, còn NC của Nguyễn Thị Thúy, số bệnh nhân giữa 2 thể bệnh là tương đương nhau. Bệnh nhân thể huyết ứ có kết quả tốt bởi một phần độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn, đáp ứng điều trị nhanh hơn.

So sánh với kết quả của Trần Thị Minh Quyên (2011): trước điều trị, mức độ bệnh ở hai thể là tương đương (p>0,05), có 29 bệnh nhân thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư (43,9%) và 37 bệnh nhân thể huyết ứ kết hợp can thận hư (56,1%). Sau 30 ngày điều trị, thể phong hàn thấp, can thận hư có tỷ lệ rất tốt (13,8%), tốt (34,5%), trung bình (34,5%), kém(17,2%); và thể huyết ứ, can thận hư có tỷ lệ rất tốt (13,5%), tốt (37,8%), trung bình (35,2%), kém(13,5%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p=0,97).

Bệnh nhân trong NC của chúng tôi chủ yếu thuộc thể phong hàn thấp kết hợp Can Thận hư, độ tuổi đa phần > 50 tuổi, thể bệnh này tương đồng với bệnh lý thoái hóa cột sống. Hai nhóm trong NC đều sử dụng phác đồ điều trị nền là điện châm và xoa bóp bấm huyệt, nhóm NC dùng thêm viên nang Totcos với liều 6 viên/ngày chia 3 lần. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh là bài thuốc kinh điển sử dụng trong chứng Can Thận hư, vừa có tác dụng khu tà, vừa có tác dụng bồi bổ chính khí, rất phù hợp với chứng bệnh cơ xương khớp mạn tính, khi gặp các yếu tố ngoại nhân (phong, hàn, thấp) dễ làm bệnh nặng hơn. Totcos với các vị bổ khí như Đảng sâm, Bạch linh, bổ huyết như Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Bạch thược, bổ Can Thận như Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh đã làm sức khỏe của người bệnh cải thiện tốt hơn, phù hợp

với thể bệnh Can Thận hư. Đối với hội chứng thắt lưng hông, khi điều trị bằng thuốc YHCT thì tại bệnh viện YHCT Trung Ương, tỷ lệ dùng bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm chiếm tới 40%, tỷ lệ điều trị đỡ ở thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư đạt được 95% [64].

Với các kết quả từ nghiên cứu này, mức độ giảm đau, cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng ở nhóm NC là tốt hơn so với nhóm chứng. Điều đó chứng tỏ rằng khi dùng kết hợp viên nang Totcos, hiệu quả điều trị cao hơn so với nhóm chứng chỉ dùng phương pháp điện châm và XBBH.

4.5. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị

- Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng

Theo dõi trong suốt quá trình điều trị, ở cả 2 nhóm chúng tôi không thấy bệnh nhân nào mắc các tác dụng không mong muốn của điện châm (vựng châm, nhiễm trùng, chảy máu) hay XBBH gây bệnh đau nặng hơn.

Nhóm nghiên cứu sử dụng viên nang Totcos, chúng tôi không thấy có trường hợp nào xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, ỉa lỏng hay dị ứng trên lâm sàng. Điều đó chứng tỏ viên nang Totcos sử dụng an toàn.

Không có sự thay đổi có ý nghĩa nào về tần số mạch hay huyết áp trên cả 2 nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị (Bảng 3.19).

- Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng

Kết quả bảng 3.20 và 3.21 cho thấy: các chỉ số về số lượng hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, chức năng gan (AST, ALT), chức năng thận (ure, creatinin) của mỗi nhóm trước – sau điều trị và giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các chỉ số sinh hóa và huyết học đều nằm trong giới hạn bình thường.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lâm sàng trên 80 bệnh nhân đau TKHT tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, nhóm NC sử dụng phương pháp điện châm, XBBH và dùng Totcos 6 viên/ngày, nhóm chứng chỉ sử dụng điện châm và XBBH, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Totcos có tác dụng hỗ trợ giảm đau, cải thiện tầm vận động CSTL

- Giảm đau theo thang điểm VAS: nhóm NC từ 5,28 ± 0,75 điểm (N0) giảm xuống 3,03 ± 0,89 điểm (N14) và còn 1,40 ± 0,81 điểm (N28); nhóm chứng từ 5,50 ± 0,78 điểm (N0) giảm xuống 3,63 ± 0,84 điểm (N14) và còn 2,28 ± 0,88 điểm (N28). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (N14) và p < 0,001 (N28), nhóm NC giảm điểm VAS tốt hơn nhóm chứng.

- Tầm vận động cột sống thắt lưng (qua các chỉ số Schober, nghiệm pháp tay đất, các động tác duỗi, nghiêng, xoay) ở nhóm NC có sự cải thiện tốt hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

- Cải thiện chức năng SHHN: nhóm NC có điểm SHHN là 20,48 ± 1,92 điểm, cao hơn nhóm chứng 18,85 ± 2,23 điểm (p < 0,01). Các mức độ tốt và khá của nhóm NC cũng cao hơn nhóm chứng (p < 0,05).

- Kết quả điều trị chung: nhóm NC đạt tỷ lệ tốt, khá 67,5%, trung bình 32,5%, không có mức độ kém; nhóm chứng đạt tỷ lệ tốt, khá 37,5%, trung bình 50%, kém 12,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01.

- Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT: thể phong hàn thấp kết hợp Can Thận hư có tỷ lệ tốt và khá (63,3%) ở nhóm NC cao hơn so với nhóm chứng (tốt và khá đạt 38,7%) (p < 0,05).

2. Phương pháp điều trị không gây tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình nghiên cứu.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi kiến nghị:

Tiếp tục nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá hiệu quả của sản phẩm, đặc biệt sau khi Totcos có đăng ký lưu hành là thuốc.

1. Bộ Y tế, Nguyễn Thị Ngọc Lan chủ biên (2016), Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

2. Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Triệu chứng học nội khoa, tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

3. Nguyễn Thu Hiền (2001). Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991 - 2000). Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.

4. Trần Ngọc Ân (1998). Đau vùng thắt lưng. Bệnh thấp khớp. Nhà xuất bản y học Hà Nội.

5. Trường Đại học Y Hà Nội, Các bộ môn nội (2012), Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

6. Mc Culloch JA và Young PH (1998), Essentials of spinal microsurgery, Lippincott - Raven, New York, p3-17.

7. John W. Frymoyer, Gunnar BJ. Anderson Malcol H. Pope, Stover Snook (1991). “Epidemiology an cost” Occupational low back pain. Inc Print USA, (Mosby year book), p95–110.

8. Deyo RA, James N. Weinstein (2001). Low back pain. New Engl Journal Medicine, 344 (5), p363–369.

hông tại khoa khám bệnh Bệnh viện y học cổ truyền trung ương. Tạp chí y học Việt Nam,428(tháng 3 số 2), 58–62.

10. Hồ Hữu Lương (1996), Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 239-341.

11. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn giải phẫu (2004), Giải phẫu người, tập 1, nhà xuất bản y học, Hà Nội, 330-334.

12. Frank H. Netter (2013), Atlas Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Đăng (2007), Thực hành thần kinh, các bệnh và hội chứng thường gặp, nhà xuất bản y học, Hà Nội, 308-330.

14. Nguyễn Văn Chương (2006). Khám hội chứng thắt lưng hông. Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập 2, nhà xuất bản y học, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Chương (2006). Hội chứng thắt lưng hông. Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập 1, nhà xuất bản y học, Hà Nội.

16. Vũ Quang Bích (2001), Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng (5), Nhà xuất bản y học Hà Nội, 102-116.

17. Hồ Hữu Lương (2001), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 105-194.

18. Nguyễn Chương (2001), Khám lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

đệm cột sống. Thần kinh học lâm sàng. Nhà xuất bản y học, TP Hồ Chí Minh. 20. Hồ Hữu Lương (2005). Đau thần kinh hông to. Bệnh thần kinh ngoại vi. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 168-176.

21. Trần Công Duyệt, Hà Viết Tiến (2004). Một số nhận xét về kết quả giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da theo độ tuổi. Tạp chí y học thực hành,

1, 40–45.

22. Trần Công Duyệt, Hà Viết Tiến (2004). Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser chọc qua da - một số kĩ thuật y tế cao lần đầu tiên được thực hiện thành công ở Việt Nam. Tạp chí y học thực hành, 1, 71–74.

23. Trường Đại học Y Hà Nội (2013). Bài giảng y học cổ truyền, tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

24. Bộ Y tế, Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt chủ biên (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

25. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2012), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, nhà xuất bản y học, Hà Nội, 177-181.

26. Trường Đại học Y Hà Nội , Khoa Y học cổ truyền (2012), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, nhà xuất bản y học, Hà Nội.

27. Trần Văn Bản (2006), Phương tễ học, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 274- 275.

594-600.

29. 朱利 (2005). 针刺加中药治疗坐骨神经痛的临床观察. 针灸杂志, 21(3), 25

Chu Lợi (2005). Đánh giá tác dụng của châm cứu kết hợp thuốc đông dược trong điều trị đau thần kinh hông to. Tạp Chí Châm Cứu, 21(3), 25.

30. 邓祖国 và 朱敬静(2016). 独活寄生丸联合布洛芬缓释胶囊治疗寒湿型 腰椎间盘突出症临床效果观察. 现代中西医结合杂志, 25(7), 770–773. 31. 李富民 (2015). 独活寄生汤联合针灸推拿治疗腰腿痛150 例临床观察.

中国民族民间医药, 24(16), 84–85.

32. Nguyễn Thị Phương Chi, Trần Quốc Bình (2010). Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm bằng điện châm kết hợp kéo giãn cột sống. Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, 27, 10–17. 33. Nguyễn Kim Ngọc (2010), Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh hông to của viên Cốt Thoái Vương, khóa luận tốt nghiệp BS y khoa, trường đại học Y Hà Nội.

34. Trần Thị Minh Quyên (2011), Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo giãn cột sống, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học Y Hà Nội.

35. Phùng Thị Hải Vân, Nguyễn Nhược Kim (2012). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt ký sinh trong điều trị hội chứng thắt

thực nghiệm và tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm, Luận án tiến sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013), Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh hông to bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với thuốc viên Didicera, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.

38. Đinh Đăng Tuệ (2013), Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh hông to bằng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học Y Hà Nội.

39. Lê Thị Hòe (2016), Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh hông to bằng thủy châm Golvaska kết hợp với độc hoạt tang ký sinh thang và điện châm, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Thúy (2016), Đánh giá tác dụng của liệu pháp kinh cân bằng điện châm, xoa bóp kết hợp với bài thuốc độc hoạt ký sinh thang trong điều trị đau thần kinh hông to, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội. 41. Vũ Thị Thu Trang (2017), Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh, kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng thắt lưng hông, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.

42. Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn (2009), Phương tễ học, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 550-552.

y học, Hà Nội.

45. Litchfield JT Jr và Wilcoxon F (1949). A simplified method of evaluating dose effect experiments. J Pharmacol Exp Ther, 96(2), 99–113.

46. WHO (2000), General Guidelines for methodologies on research and evaluation of Traditional medicine, Geneva, 28-31.

47. Nguyễn Hải Nam, Vũ Nam, Trần Thị Thanh Loan (2019). Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên nang Totcos trên thực nghiệm, Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, 60, 1 - 12.

48. Bộ Y tế (2009). Điều trị đau thần kinh hông. Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền. Quyết định số 26/2008/QĐ-BYT.

49. B. Amor, M. Rvel, và M. Dougados (1985). Traitment des conflits discogradiculaires par injection intradiscale daprotinine. Med Armees, 751– 754.

50. Nguyễn Quang Vinh (2012), Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp Shiatsu trong điều trị đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.

51. Phạm Thị Ngọc Bích (2015), Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, trường đại học Y Hà Nội.

of low back pain in the elderly: a systematic review of the literature. Spine 1999, 24(1813), 1813–9.

53. Schneider S, Randoll D, và Buchner M (2006). Why do women have back pain more than men? A representative prevalence study in the federal republic of Germany. Clin J Pain, 22(738), 47.

54. Nguyễn Văn Đăng (1992). Đau thần kinh hông. Bách khoa thư bệnh học. nhà xuất bản y học, Hà Nội.

55. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện, Trần Thị Bách Thảo và cộng sự (2013). Nghiên cứu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa nội thần kinh bệnh viện 103 - Học viện Quân y và số liệu thu thập của 10 năm gần đây (2004 - 2013) với 4048 bệnh nhân. Tạp chí y học Việt Nam, 412(2), 133–141. 56. Hoàng Thị Thơ (2017), Đánh giá tác dụng của viên hoàn TD0015 kết hợp điện châm trong điều trị đau thần kinh hông to do thoái hóa cột sống, luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Hải (2007), Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm bằng bấm kéo nắn, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.

58. Lại Đoàn Hạnh (2008), Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương pháp thủy châm, luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường đại học Y Hà Nội.

of Conservative Treatment in Athletes with Symptomatic Lumbar Disc Herniation. Am J Phys Med Rehabil, 85, 667–674.

60. Hoy D., Bain C., và Williams G (2012). A systematic review of the global

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang totcos (Trang 82 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)