Tốt Khá TB Kém 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhóm NC Nhóm chứng 2.5 10 42.5 45 0 2.5 22.5 75
Kết quả chung sau 14 ngày điều trị
Nhóm NC Nhóm chứng
Biểu đồ 3.7: Kết quả chung sau 14 ngày điều trị
Nhận xét: kết quả biểu đồ 3.7 cho thấy ở nhóm NC: tỷ lệ tốt (2,5%), khá (10%), trung bình (42,5%) và kém (45%). Ở nhóm chứng: tỷ lệ khá
(2,5%), trung bình (22,5%), chủ yếu là kém (75%). So sánh về tỷ lệ giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p < 0,05. Tốt Khá TB Kém 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Nhóm NC Nhóm chứng 35 32.5 32.5 0 7.5 30 50 12.5
Kết quả chung sau 28 ngày điều trị
Nhóm NC Nhóm chứng
Biểu đồ 3.8: Kết quả chung sau 28 ngày điều trị
Nhận xét: Sau 28 ngày điều trị, ở nhóm NC tỷ lệ tốt (35%), khá (32,5%), trung bình (32,5%) và không có mức độ kém. Ở nhóm chứng, tỷ lệ tốt (7,5%), khá (30%), trung bình (50%), kém (12,5%). So sánh về tỷ lệ giữa hai nhóm có sự khác biệt với p < 0,01.
3.3.8. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT
Bảng 3.18: Kết quả theo thể bệnh YHCT sau 28 ngày điều trị
Thể bệnh Mức độ Nhóm NC (n=40) Nhóm chứng (n=40) pNC-C n % n % PHT + Can Thận hư Tốt 9 30,0 2 6,4 < 0,05 Khá 10 33,3 10 32,3 TB 11 36,7 16 51,6 Kém 0 0,0 3 9,7 Tổng 30 100,0 31 100,0 Huyết ứ Tốt 5 50,0 1 11,1 Khá 3 30,0 2 22,2 TB 2 20,0 4 44,5 Kém 0 0,0 2 22,2
Tổng 10 100,0 9 100,0
Nhận xét: sau 28 ngày điều trị, ở thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư, tỷ lệ tốt và khá chiếm 63,3% (nhóm NC) và chiếm 38,7% (nhóm chứng), có sự khác biệt về tỷ lệ các mức độ giữa 2 nhóm với p < 0,05.
Thể huyết ứ, tỷ lệ tốt và khá ở nhóm nghiên cứu là 8/10 bệnh nhân (chiếm 80%), còn nhóm chứng là 3/9 bệnh nhân (chiếm 33,3%).
3.4. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
- Các triệu chứng trên lâm sàng:
Theo dõi các triệu chứng sau 28 ngày điều trị, ở nhóm NC (dùng viên nang Totcos) không thấy có trường hợp nào bị đau bụng, ỉa lỏng, buồn nôn hay dị ứng khi uống Totcos.
Khi sử dụng phương pháp điện châm và XBBH ở 2 nhóm, không có trường hợp nào bị vựng châm, nhiễm trùng hay chảy máu.
- Các dấu hiệu về mạch, huyết áp:
Bảng 3.19: Biến đổi trên các chỉ số mạch, huyết áp
nhóm Chỉ số Nhóm NC (n=40) Nhóm chứng (n=40) pNC-C (X± SD ) (X± SD ) Tần số mạch (L/ph) N0 78,78 ± 2,89 78,10 ± 3,96 > 0,05 N14 78,38 ± 2,59 77,68 ± 3,87 N28 78,85 ± 2,82 77,98 ± 3,68 HHTT (mmHg) N0 122,00 ± 7,23 118,75 ± 7,91 > 0,05 N14 119,38 ± 7,53 118,00 ± 10,43 N28 120,38 ± 4,86 118,00 ± 9,92 HATTr (mmHg) N0 75,00 ± 5,55 72,75 ± 5,06 > 0,05 N14 72,50 ± 4,94 69,75 ± 7,33 N28 71,25 ± 6,18 69,25 ± 7,30
Nhận xét: các chỉ số về mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương không có sự khác biệt giữa trước - sau điều trị và giữa 2 nhóm (p > 0,05).
3.4.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng
Bảng 3.20: Biến đổi trên các chỉ số huyết học
nhóm Chỉ số Nhóm NC (n=40) Nhóm chứng (n=40) pNC-C ( X± SD ) ( X± SD ) Hồng cầu (T/L) N0 4,61 ± 0,56 4,54 ± 0,62 > 0,05 N28 4,61 ± 0,46 Hemoglobin (g/dl) N0 14,22 ± 1,70 13,80 ± 1,84 > 0,05 N28 14,06 ± 1,68 Hematocrit (%) N0 42,75 ± 4,94 41,92 ± 5,40 > 0,05 N28 42,68 ± 4,48 Bạch cầu (G/L) N0 7,69 ± 2,41 7,08 ± 2,08 > 0,05 N28 7,32 ± 2,06 Tiểu cầu (G/L) N0 274,36 ± 58,87 265,36 ± 71,70 > 0,05 N28 246,46 ± 58,94 pt-s > 0,05
Nhận xét: các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố và hematocrit có sự thay đổi trước sau điều trị và giữa 2 nhóm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tất cả các chỉ số đều nằm trong giới hạn bình thường.
Bảng 3.21: Biến đổi trên các chỉ số sinh hóa
nhóm Chỉ số Nhóm NC (n=40) Nhóm chứng (n=40) pNC-C ( X± SD ) ( X± SD ) Ure (mmol/l) N0 5,59 ± 1,87 6,04 ± 5,82 > 0,05 N28 5,25 ± 1,03 Creatinin (µmol/l) N0 69,30 ± 15,89 63,24 ± 12,73 > 0,05 N28 69,67 ± 10,91 AST N0 32,40 ± 13,51 29,36 ± 10,25 > 0,05
(U/L/37ºC) N28 24,26 ± 5,54 ALT (U/L/37ºC) N0 54,50 ± 25,23 45,43 ± 16,30 > 0,05 N28 41,14 ± 12,20 pt-s > 0,05
Nhận xét: các chỉ số về chức năng gan, chức năng thận có sự thay đổi trước sau điều trị và giữa 2 nhóm nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các chỉ số sinh hóa đều nằm trong giới hạn bình thường.
Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Theo tuổi bệnh nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 30 – 39 chiếm 7,5%, nhóm tuổi 40 – 49 chiếm 12,5%, nhóm tuổi 50 – 59 chiếm 30%, nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%. Ở nhóm chứng, tuổi bệnh nhân cũng chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 50 – 59 (chiếm 37,5%) và nhóm trên 60 tuổi (chiếm 40%). Tuổi thấp nhất của bệnh nhân nhóm nghiên cứu là 33, tuổi cao nhất là 79. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 59,18 ± 11,73 tuổi, của nhóm chứng là 57,18 ± 14,08 tuổi (bảng 3.1). Không có sự khác nhau về tuổi trung bình và phân bố theo độ tuổi giữa 2 nhóm với p > 0,05.
Kết quả này tương đương với độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2012) là 55,6 ± 13,9 tuổi, nhóm tuổi 50 – 59 và trên 60 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (69%) [50]. Trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Trang (2017), tuổi bệnh nhân trung bình là 61,13 ± 10,79 tuổi [41]; nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích (2015) bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 65,79 ± 14,12 [51].
Nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi ở nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, chiếm 50% ở nhóm NC và 40% ở nhóm chứng; tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2016) là 60% [40], của Nguyễn Kim Ngọc (2010) là 56,25% bệnh nhân trên 60 tuổi [33].
Ở độ tuổi trung niên trên 45 tuổi, tỉ lệ thoái hóa cột sống tăng dần, hình thành nên các gai xương, hẹp khe gian đốt, tạo nên các kích thích vào rễ L5, S1 gây nên đau thần kinh hông to, do vậy mà nhóm tuổi > 50 thường chiếm tỉ lệ cao. Tại sao thoái hóa cột sống lại gây đau? Đó là câu hỏi mà đến nay chưa có giải đáp đầy đủ. Người ta quan niệm có 2 loại đau: đau tại 3 thành phần có
tính năng khớp của cột sống là đĩa đệm và 2 khớp liên đốt; đau do rễ thần kinh bị kích thích hay chèn ép. Chu vi vòng xơ đĩa đệm cũng có các thụ cảm thần kinh, nhưng dây chằng dọc sau là khu vực có rất nhiều nhánh xuất phát từ hệ giao cảm cạnh sống. Khi tuổi còn trẻ, xung quanh vòng xơ chưa có thần kinh và mạch máu. Nhưng khi tuổi càng cao, bề mặt thân đốt sống càng rộng ra thì hệ tuần hoàn và hệ thần kinh lại được phát sinh. Các tận cùng của thần kinh cảm giác cũng hiện diện tại bao xơ của khớp liên đốt, khớp cùng chậu, màng xương, thân đốt sống và tại các thành mạch. Khi có kích thích vào các cấu trúc đó sẽ gây đau. Đoạn L4, L5, S1 được coi là bản lề vận động của thắt lưng, phải chịu tải trọng và biên độ vận động lớn, do vậy các rễ L5 và S1 dễ bị ảnh hưởng gây nên đau thần kinh hông to [19].
4.1.2. Theo giới tính
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy bệnh nhân nữ chiếm 72,5% (29 bệnh nhân) ở mỗi nhóm, tỷ lệ nữ/nam là 2,63. Không có sự khác biệt về giới tính ở 2 nhóm (p > 0,05).
Đau thần kinh hông to thường gặp ở cả 2 giới, sự phân bố tỉ lệnam/nữ là khác nhau tùy từng nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi thì tỷ lệ giới nữ nhiều hơn nam. Kết quả này tương đương với của Nguyễn Quang Vinh nữ chiếm 62% [50]; Trần Thái Hà tỷ lệ nữ giới chiếm 74,6% ở nhóm NC, 70,9% ở nhóm chứng [36]; Nguyễn Thị Thúy (2016) nữ giới chiếm 60% và 70% ở mỗi nhóm [40]; Phạm Thị Ngọc Bích (2015) tỷ lệ nam/nữ là 0,35 [51]; Vũ Thị Thu Trang (2017) nữ giới chiếm 66,7% ở nhóm NC [41]. Bressler (1999), Schneider S và cộng sự (2006) cũng đưa ra kết quả tương tự với tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới [52], [53].
Trong khi đó một số nghiên cứu lại gặp tỷ lệ nam cao hơn nữ như nghiên cứu của Đinh Đăng Tuệ (2013) tỷ lệ nam/nữ là 1,0 [38]; Theo Nguyễn Văn
Đăng thì tỉ lệ nam/nữ là 3/1 và độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 30 – 60 tuổi [13], [54]. Nguyễn Văn Chương và cộng sự thống kê tỉ lệ nam/nữ là 2,03/1 [55].
Sự khác biệt về tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới bị bệnh có liên quan đến đặc điểm lao động và điều kiện sinh hoạt.Những báo cáo trong những năm 70 – 90 đều cho thấy tỷ lệ nam giới bị hội chứng thắt lưng hông chiếm ưu thế.Tuy nhiênkhi sang thế kỷ 21 do nền công nghiệp phát triển, sức lao động của con người không còn nặng nhọc như trước nữa, kinh tế ngày càng phát triển, do vậy mà tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới cũng có sự thay đổi theo. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện Y học cổ truyền, do đó tỷ lệ nữ giới thường cao hơn so với nam giới, và độ tuổi trung bình cũng sẽ cao hơn so với khi thống kê tại các bệnh viện đa khoa.
4.1.3. Theo nghề nghiệp
Chúng tôi sắp xếp nghề nghiệp của bệnh nhân thành 2 nhóm gồm nhóm lao động nhẹ và lao động nặng dựa theo quyết định số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ lao động Thương binh và xã hội (Phụ lục 4).
Nhóm lao động nặng gồm nông dân, công nhân, lái xe, vận động viên thể thao, lao động phổ thông… Nhóm lao động nhẹ gồm các ngành nghề bác sỹ, giáo viên, nội trợ, nhân viên văn phòng, kinh doanh, cán bộ nghỉ hưu …
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm lao động nhẹ là 72,5% ở nhóm NC, 80% ở nhóm chứng (biểu đồ 3.2). Tỷ lệ lao động nhẹ/nặng là 2,64. Tương đượng với kết quả của Vũ Thị Thu Trang (2017)là 2,75 [41]; của Trần Thị Minh Quyên (2011) lao động nhẹ chiếm 63,6%, tỉ lệ là 1,73 [34]; của Nguyễn Thị Thúy (2016) lao động nhẹ chiếm 66,7%, lao động nặng chiếm 33,3% ở nhóm I [40]; của Hoàng Thị Thơ (2017), lao động trí óc chiếm 59,37% ở nhóm NC và 65,62% ở nhóm chứng [56].
Kết quả này có sự khác biệt với những nghiên cứu có tỷ lệ lao động nặng cao hơn lao động nhẹ, như nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2007) lao động
nặng chiếm 75%, lao động nhẹ 25% [57]; của Lại Đoàn Hạnh (2008) tỷ lệ lao động nhẹ/nặng là 0,75 [58]; Đinh Đăng Tuệ (2013) tỷ lệ này là 0,67 [38];
Nhóm lao động nặng khi lao động cột sống thường phải chịu tải trọng lớn hơn, tầm vận động cột sống cũng dễ bị quá giới hạn sinh lý, ở các tư thế xấulâu dàidẫn đến khối cơ cạnh cột sống căng cứng, cột sống bị chèn ép, vận động đột ngột nên dễ dẫn đến những tổn thương về đĩa đệm, lâu dài không được nuôi dưỡng tốt làm quá trình thoái hóa tăng lên. Theo Iwamoto J. và cộng sự (2006), nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là do các động tác kéo, gập, xoắn vặn có tác động tới cột sống thắt lưng [59]. Đau thần kinh hông to nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm và bệnh lý tại cột sống, trong đó thoái hóa cột sống hay gặp hơn cả [1],[14],[15].
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, đa phần có bảo hiểm y tế ban đầu,chủ yếu là cán bộ hưu trí, nhân viên văn phòng, nội trợ, … (ngành nghề thuộc nhóm lao động nhẹ). Điều này lý giải tỷ lệ lao động nhẹ chiếm nhiều hơn lao động nặng, phù hợp với các nghiên cứu khác về đau thần kinh hông to, hội chứng thắt lưng hông được thực hiện tại bệnh viện. Theo Lê Thành Xuân nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng thắt lưng hông cũng tại khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương năm 2013, nhóm nghề nghiệp là lao động hành chính văn phòng có nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông cao gấp 1,9 lần so với nhóm lao động chân tay. Điều này có thể lý giải là do lao động hành chính văn phòng thường ít vận động, thời gian dành cho vận động và thể thao thấp, lại thêm các căng thẳng trong công việc … làm cho cột sống cũng ít được vận động theo, khiến nguy cơ bệnh có xu hướng cao hơn nhóm lao động chân tay thường xuyên được vận động [9].
4.1.4. Theo thời gian mắc bệnh
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 1 tháng chiếm 12,5%, từ 1 - 3 tháng chiếm 17,5% và trên 3 tháng chiếm 70%. Ở nhóm chứng tỷ lệ lần lượt là 15% - 20% - 65% (biểu đồ 3.3). So sánh thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Bệnh nhân đến điều trị có thời gian mắc bệnh trên 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất ở mỗi nhóm.
Điều này tương đương với kết quả của Vũ Thị Thu Trang (2017) với tỷ lệ bệnh nhân nhóm NC mắc bệnh trên 3 tháng là 76,7%, nhóm chứng là 73,4% [41]; Trần Thị Minh Quyên (2011) cũng có tỷ lệ mắc trên 3 tháng là 74,24% [34]; của Nguyễn Thị Thúy (2016) ở nhóm II có thời gian mắc từ 3 tháng trở lên là 63,34% [40].
Thời gian mắc bệnh lúc khởi phát cho đến lúc khám chữa bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trạng thái sức khỏe hàng ngày, thái độ đối với bệnh tật, tình trạng kinh tế, thu nhập cá nhân, điều kiện tiếp xúc với cơ sở y tế gần nhất…Thái độ bản thân đối với bệnh tật của người dân Việt Nam là một trong những nhược điểm cần khắc phục. Những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa điều kiện sinh hoạt khó khăn hơn, nên chỉ khi bệnh nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thì lúc đó mới tới cơ sở y tế, do vậy mà thời gian đến điều trị thường lâu hơn. Trong những năm gần đây, điều kiện kinh tế của người dân đã nâng lên, nên việc quan tâm tới sức khỏe cũng được cải thiện hơn mặc dù chưa cao. Ngay cảkhi bệnh được phát hiện sớm nhưng người bệnh lại không tuân thủ điều trị đầy đủ, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao. Các bệnh lý cơ xương khớp thường là bệnh mạn tính, đòi hỏi thời gian chữa trị kéo dài. Nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu độ tuổi trên 60, đa phần đều mắc thoái hóa cột sống ở các mức độ nhiều hay ít, bệnh đã diễn biến trước đây, điều trị nhiều đợt, do vậy thời gian đến bệnh viện điều trị gặp nhiều ở mốc thời điểm trên 3 tháng.
Theo Hoy D và cộng sự (2012), người lớn tuổi có xu hướng chịu đựng đau nhiều hơn người trẻ, kết hợp với các yếu tố liên quan đến lão hóa (như suy giảm nhận thức, giảm khả năng nhận biết đau và trầm cảm) càng làm gia tăng tỷ lệ bệnh mạn tính ở người cao tuổi [60].
4.1.5. Theo tính chất khởi phát bệnh
Bệnh nhân khởi phát bệnh một cách từ từ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nghiên cứu này, chiếm 85% ở nhóm NC và 80% ở nhóm chứng (biểu đồ 3.4). Không có sự khác biệt về tính chất khởi bệnh ở 2 nhóm (p > 0,05). Tính chất khởi phát này phù hợp với các bệnh lý thoái hóa cột sống mạn tính, diễn biến chậm, chỉ khi gặp yếu tố thuận lợi mới tiến triển thành cấp tính. Đây cũng là những đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân đến khám và điều trị bằng y học cổ truyền, đa phần là bệnh nhân có bệnh mạn tính.
Kết quả này cũng tương đương với Nguyễn Thị Thúy (2016), nhóm I có tỷ lệ khởi phát từ từ chiếm 73,33%, nhóm II chiếm 80% [40]; Đinh Đăng Tuệ (2013) có tỷ lệ khởi phát tự nhiên chiếm 55% [38]; Nguyễn Kim Ngọc (2010) với tỷ lệ khởi phát từ từ ở nhóm I là 84,37% và ở nhóm II là 71,88% [33]; Hoàng Thị Thơ (2017) tỷ lệ khởi phát từ từ lần lượt là 84,38% và 87,5% ở nhóm NC và nhóm chứng [56].
4.1.6. Theo nguyên nhân gây bệnh
Kết quả bảng 3.2 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thoái hóa cột sống, chiếm 75% ở nhóm NC và 77,5% ở nhóm chứng. Nguyên nhân do TVĐĐ đơn thuần là 10% ở nhóm NC, 12,5% ở nhóm chứng. Tỷ lệ do cả 2 nguyên nhân THCS và TVĐĐ lần lượt là 15% và 10% ở nhóm NC và nhóm chứng.
Nhóm bệnh lý THCS gây đau thần kinh hông to rất thường gặp tại bệnh